SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Bàn về trách nhiệm xã hội của báo chí hiện nay

07:03, 02/07/2018
(SHTT) - Trong một thế giới luôn có sự lệ thuộc lẫn nhau hiện nay, trách nhiệm xã hội là một vấn đề đang đặt ra với mỗi cá nhân, tổ chức, trong đó có báo chí. Tìm hiểu về trách nhiệm xã hội của báo chí là trả lời cho câu hỏi: Báo chí phải làm gì để xã hội phát triển?
bao chi

(Ảnh: Phóng viên Phạm Văn Tài trong lần phỏng vấn Nhà báo, Trung tướng Hữu Ước) 

Trách nhiệm xã hội của báo chí hiện nay

Ở Việt Nam, báo chí là một bộ phận của công tác văn hóa -  tư tưởng của Đảng. Trách nhiệm xã hội của báo chí được quy định rõ trong Luật Báo chí và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa X) Về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới. Thờigian qua báo chí cách mạng Việt Nam đã góp phần không nhỏ vào những thành tựu to lón của công cuộc đối mới đất nước. Tuy nhiên, trong điều kiện một xã hội đang trong thời kỳ giao lưu, hội nhập và chuyển đổi như nước ta hiện nay, cần lưu ý tới trách nhiệm xã hội của báo chí trên một số lĩnh vực sau:

Trách nhiệm xã hội trong cung cấp thông tin: Thông tin tác động trực tiếp đến đời sổng xã hội, nó ảnh hưởng trực tiếp tới tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của con người; do đó, làm thay đổi nhận thức, quan niệm, thái độ và hành vi của con người. Nó tạo ra dư luận và áp lực xã hội đối với một hiện tượng, sự kiện cụ thê. Vì vậy, thông tin báo chí phải trung thực, khách quan và có tính định hướng xây dựng cao. Nêu thông tin bị bóp méo, cắt xén, xuyên tạc sẽ đưa đến những hậu quả xã hội khôn lường, sẽ làm tổn hại đến uy tín cá nhân, cơ quan, đoàn thể, làm phá sản các doanh nghiệp và khiến hàng ngàn lao động mất việc làm... Bên cạnh đó, có những thông tin dù là đúng nhưng sẽ gây sốc, tạo tâm lý hoang mang, hoảng sợ, ghê tởm, mât lòng tin vào con người, vào đời sống; vì thế, khi đưa tin cũng cần có liều lượng hợp lý và cách tiếp cận cụ thể. Thông tin báo chí, xét đến cùng, là hướng tới giúp xã hội, con ngưòi ngày càng phát triển tốt đẹp hơn, cao đẹp hơn. Vì vậy, những thông tin dẫn đến những hậu quả trái với điều này đều là phản tuyên truyền, độc hại, chống lại con người.

Trách nhiệm đâu tranh bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ: Nước ta có vị trí địa - chính trị quan trọng trên thê giới nên nhiều thế lực phản động quốc tế luôn nhòm ngó xâm lược; ngoài ra, ta còn có đường biên giới biên và đất liền với nhiều quốc gia và đang còn tồn tại những vân đề tranh chấp. Vì lẽ đó, tích cực tham gia một cách có hiệu quả vào tuyên truyền, phô biến, giải quyết vấn đề biên giới, phát triển quan hệ láng giềng thân thiện, tốt đẹp, hữu nghị là một trách nhiệm xã hội cao cả của báo chí Việt Nam. Góp phần tích cực đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ là một truyền thống quý báu của báo chí Việt Nam. Điều này càng đặc biệt quan trọng khi nước ta đang tích cực hội nhập mạnh mẽ vào xu thế phát triển chung của thê giới, đang tập trung phát triển kinh tê - xã hội từng bước nâng cao đời sông vật chất và tinh thần của nhân dân.

Trách nhiệm chông các hiện tượng tiêu cực: Sự thoái hóa, biến chất, tham nhũng, tội phạm và tệ nạn xã hội đang là những vấn nạn quốc gia. Đấu tranh phòng, chống các hiện tượng tiêu cực đang hàng ngày hàng giờ hủy hoại cuộc sống bình yên và tốt đẹp của nhân dân là trách nhiệm xã hội cao cả của báo chí. Phát hiện, kiên quyết đấu tranh, tạo áp lực từ dư luận xã hội đôi với những biểu hiện thoái hóa, biến chất của một sô cán bộ, đảng viên cơ hội, tham nhũng đang trở thành trách nhiệm của báo giới. Thòi gian qua, báo chí đã có công lớn phanh phui trước công luận nhiều vụ tham nhũng giúp cơ quan chức năng xử lý kịp thời. Báo chí cũng kiên quyết đấu tranh tố cáo, phê phán, lên án những tệ nạn xã hội gay gắt, như tội phạm, mại dâm, ma túy... góp phần làm lành mạnh hoá đời sông xã hội.

bao chi 1

 Tác nghiệp nhiệt huyết và trách nhiệm

Trách nhiệm bảo vệ môi trường, phát triển bền vững: Trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hóa hiện nay, ởnước ta nhiều vấn đề xã hội đã nảy sinh. Phát triển kinh tế cũng có nghĩa là tập trung phát triển công nghiệp, thê nhưng cùng với công nghiệp là vấn đề tập trung lao động, tập trung các dịch vụ đời sống, nước thải công nghiệp, bụi công nghiệp... xuất hiện một cách khó kiểm soát. Thời gian qua, vấn đề ô nhiễm môi trường trở thành một đề tài nóng bỏng của báo giới và nó tạo nên dư luận bức xúc trong đời sống xã hội.

Cùng với đó là nạn tàn phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ: ô nhiễm nguồn nước; ô nhiễm bụi khói tại các đô thị; vân dề các loại thực phẩm tồn đọng nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chât bào quản thực phẩm. Ngoài ra, một loạt vân đề xã hội bức xúc khác, như môi trường và điêu kiện sinh sông của công nhân tại các khu công nghiệp, khu chê xuất; tình trạng mất đất và không có việc làm của một bộ phận dân cư nơi đô thị hóa, sự phát triển tràn lan của các tệ nạn xã hội và tội phạm gây bất ổn cho đời sống... Hơn nửa, sự biến dối khí hậu, trái đất nóng lên, nước biển dâng, triều cường đang là những môi đe dọa trực tiếp đối với đời sống của hàng triệu người dân trong thời gian qua.

Trách nhiệm của báo chí đối với vấn đề bảo vệ môi trường và phát triến bền vững là hết sức nặng nề. Về phương diện này, báo chí không thể chỉ dừng lại ở những cảnh báo, khuyến cáo, báo động chung chung, mà phải thực sự tạo ra dư luận xã hội, gây áp lực, đấu tranh kiên quyết đôi với những quan niệm, chủ trương và hành vi vụ lợi trước mắt bất chấp những nguy cơ dang đe dọa sự tồn vong của cộng đồng và nhán loại.

Những nhắn gửi…!

Để thực hiện tôt những trách nhiệm xã hội nặng nề của báo chí nêu trên, trước hêt, Đảng và Nhà nước cần không ngừng chăm lo, tạo điều kiện hơn nữa dê các nhà báo có đủ điều kiện thuận lợi hoàn thành tôt chức năng, nhiệm vụ của mình; Hội Nhà báo Việt Nam cần kiện toàn về tô chức, bộ máy, quy hoạch phát triển báo chí phù hợp và ngày càng phong phú, đa dạng và linh hoạt để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của xã hội. Bản thân những người làm báo phải không ngừng rèn luyện chuyên môn, nghiệp vụ, trau dồi phẩm chất đạo đức, xây dựng và rèn luyện bản lĩnh của người cầm bút để thực sự trở thành một chiên sỹ tiên phong trên mặt trận văn hóa - tư tưởng của Đảng, xứng đáng với sự tin yêu, trông cậy và kỳ vọng của nhân dân.

Phạm Văn Tài

Tin khác

Tin tức 11 giờ trước
(SHTT) - Chiều 25/4, tại Trường Đại học Luật Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học "Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)".
Tin tức 13 giờ trước
VPĐD Cục Sở hữu trí tuệ khu vực miền Trung – Tây Nguyên (Văn phòng 3) vẫn đang phát triển đổi mới sáng tạo thông qua việc thúc đẩy xác lập quyền sở hữu trí tuệ với các giải pháp kỹ thuật và công nghệ mới, đồng thời là “cầu nối” cho nhà khoa học với doanh nghiệp.
Tin tức 16 giờ trước
(SHTT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Bí thư, Chủ tịch UBND các cấp phải quyết tâm cao hơn, chỉ đạo quyết liệt trong triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia, chú trọng "3 tăng cường" và "5 đẩy mạnh".
Tin tức 18 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật buộc công ty mẹ của TikTok, ByteDance phải bán nền tảng truyền thông xã hội này hoặc đối mặt với nguy cơ bị cấm. Tổng thống Mỹ cũng đã tuyên bố sẽ ký vào dự luật này.
Tin tức 20 giờ trước
(SHTT) - Chiều 24/4, tại Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã chính thức ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo (ABAII).