SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 19/03/2024
  • Click để copy

ACB Gia Lai: Gây khó khăn cho khách hàng VIP? - Bài 2: Liệu có áp đặt trong việc thu hồi nợ trước hạn?

09:14, 07/09/2019
(SHTT) - Sau khi không ký vào hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng tài sản cho ACB Gia Lai, mà cụ thể là ông Đinh Hữu Chung – quyền giám đốc ACB Gia Lai là người nhận ủy quyền, vợ chồng bà Nguyễn Thị Ánh vẫn không nhận được bất kỳ một thông báo chính thức nào từ phía ngân hàng.

Ngày 12/7/2019, vợ chồng ông Nguyễn Thái Hòa và bà Nguyễn Thị Ánh (trú tại tổ 4, phường Thống Nhất, Tp. Pleiku, Gia Lai) đóng lãi vay tháng thứ hai trong kỳ hạn vay cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu - Chi nhánh Gia Lai (Viết tắt là ACB Gia Lai vẫn không có cản trở gì. Tuy nhiên, điều bất ngờ bỗng đến sau đó mà vợ chồng bà Ánh có nằm mơ cũng không thể thấy ra được.

Ngày 25/7/2019, vợ chồng bà Ánh bỗng dưng nhận được hai văn bản từ ACB Gia Lai. Điều bất ngờ không phải là văn bản đòi thu lãi hay thu nợ gốc, mà lại là văn bản thông báo thu hồi nợ trước hạn. Cả hai văn bản đều do ông Đinh Hữu Chung ký, với nội dung: “ACB Gia Lai quyết định chấm dứt cho vay và thu hồi trước hạn khoản vay kể từ ngày phát hành thông báo này. Tuy nhiên, thông báo số 35, ACB Gia Lai yêu cầu vợ chồng bà Ánh thanh toán số tiền còn nợ hơn 4 tỷ trong vòng 15 ngày, còn thông báo số 36 lại yêu cầu thanh toán số tiền hơn 2,4 tỷ trong vòng 30 ngày?”.

“Không rõ lý do vì sao trong khi đang là khách hàng VIP, chưa hề vi phạm thỏa thuận tín dụng với ACB Gia Lai, thì lại bị ngân hàng ép ủy quyền chuyển nhượng tài sản thế chấp trong khi mới hợp đồng gia hạn được hơn một tháng (ký ngày 21/6/2019), rồi nay lại chấm dứt cho vay và thu hồi nợ trước hạn mà lý do không minh bạch”, bà Ánh thắt mắc?

acb gia lai 4

 Bà Nguyễn Thị Ánh, một khách hàng VIP của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) chi nhánh Gia Lai nhiều lần đến nộp lãi theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký kết nhưng nhân viên ACB không nhận.

Ngày 27/7/2019, vợ chồng bà Ánh đến gặp ông Chung để biết rõ nguyên nhân. Lúc này, ông Chung trả lời là do vợ chồng bà đã vi phạm hợp đồng tín dụng. Vợ chồng bà chưa ký hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng tài sản đang thế chấp tại ngân hàng, nên hợp đồng sửa đổi, bổ sung gia hạn nợ do chính ông Chung ký không có ý nghĩa gì?

Tuy nhiên, theo các chuyên gia ngân hàng, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010, không có điều khoản nào quy định như định vậy. Theo Thông tư  số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của NHNN “quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng”, tại khoản 3 Điều 18 về “Trả nợ gốc và lãi tiền vay” ghi rõ: “Trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay, tổ chức tín dụng xem xét chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Điều 19. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận việc tính tiền lãi phải trả phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư này".

Điều 19 lại quy định: “Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng". Theo đó, Khoản 4 Điều 13 quy định: “Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau: “Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả”.

Như vậy, với trường hợp của vợ chồng bà Ánh được ACB Gia Lai cho cơ cấu lại nợ theo hợp đồng gia hạn do ông Đinh Hữu Chung - quyền giám đốc ACB Gia Lai ký ngày 21/6/2019 là hoàn toàn phù hợp với quy định hiện hành, không cần có bất kỳ thêm một hợp đồng ủy quyền tài sản mà Chung đã bắt buộc vợ chồng bà Ánh phải ký thì hợp đồng gia hạn mới có hiệu lực.

acb gia lai 5

 Công văn số 44/CV-TT.19 khẳng định vợ chồng bà Ánh đã vi phạm thỏa thuận tín dụng có nội dung mâu thuẫn với thực tế.

Với lý do vi phạm hợp đồng được ông Chung đưa ra rất mập mờ, vợ chồng bà Ánh đã làm đơn khiếu nại đến Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Á Châu. Sau gần nửa tháng không thấy văn bản trả lời từ Ngân hàng ACB, đến ngày đóng lãi (12/8), bà Ánh đem tiền đến nộp thì các nhân viên phụ trách thông báo không thu lãi, vì hợp đồng của bà đã chuyển sang nợ xấu?

Tuy nhiên, theo định nghĩa của ngân hàng thì nợ xấu là những khoản nợ vay tại các tổ chức tín dụng đã đến hạn thanh toán nhưng chưa được khách hàng vay thanh toán đầy đủ và đã quá hạn trên 90 ngày tính từ ngày bắt đầu đến hạn trả. Do vậy, việc áp đặt này phải chăng ACB Gia Lai đã cố tình o ép khách hàng của mình, đẩy họ vào chỗ khó khăn?

Theo các chuyên gia ngân hàng, việc giải quyết công nợ, phòng chống rủi ro được quy định riêng của mỗi ngân hàng. Căn cứ vào tình hình nợ thuộc nhóm nào mà ngân hàng hoặc tổ chức cho vay sẽ có quy trình xử lý phù hợp. Thông thường ngân hàng sẽ thực hiện xử lý nợ thông qua các cách sau:

Liên hệ ngay với người vay bao gồm cá nhân, tổ chức, công ty nhằm thông báo việc nợ quá hạn. Lúc này, người vay có thể nêu tình hình khó khăn của bản thân và được yêu cầu tiếp tục trả nợ đúng hạn. Nếu vẫn chưa có động thái trả nợ thì ngân hàng tiếp tục gửi thông báo đến các nơi có liên quan bao gồm: đơn vị khách hàng công tác, công ty khách hàng liên kết kinh doanh để nhờ hỗ trợ đòi nợ. Một số ngân hàng bắt đầu chọn hình thức chuyển việc đòi nợ cho bên thứ 3 để thực hiện thay mình. Thực hiện các cách trên vẫn chưa có thể thỏa thuận cũng như thu hồi nợ thì ngân hàng hoặc tổ chức cho vay sẽ sử dụng đến phương án cuối cùng là kiện đòi nợ theo quy định của pháp luật.

acb gia lai 6

 Nhà hàng tiệc cưới Hoàng Ánh là tài sản thế chấp ACB Gia Lai để vay vốn phát triển kinh doanh vẫn đang ăn nên làm ra, nhưng lợi nhuận đang giảm đi do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế.

Câu chuyện từ một khách hàng VIP bỗng dưng bị rơi vào hoàn cảnh khó khăn bởi ACB Gia Lai đòi thu hồi công nợ trước hạn bởi lý do không thuyết phục, dù trước đó đã ký hợp đồng gia hạn rất đáng được các ngành hữu trách quan tâm. Đang lúc kinh doanh tốt nhà hàng tiệc cưới và kinh doanh cho thuê xe với nguồn thu nhập chính là cao su, tiêu, cà phê, mía đường…, nhưng các loại nông sản trên 2 năm qua đã bị mất giá, thị trường tiêu thụ khó khăn, dẫn đến việc kinh doanh của vợ chồng bà Ánh gặp khó trong việc trả gốc và lãi. ACB Gia Lai cần có thiện chí kết hợp với khách hàng, nhằm tháo gỡ khó khăn trước mắt, tạo nên niềm tin đối tác làm ăn, cùng nhau phát triển.

Tiến Thành – Anh Huy - Quốc Biên

Tin khác

Pháp luật 2 giờ trước
(SHTT) - Những năm gần đây, các khóa tu mùa hè nhận được sự quan tâm lớn của phụ huynh và các bạn trẻ bởi những ý nghĩa tốt đẹp mà hoạt động này mang lại. Lợi dụng nhu cầu đó, thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo đã sử dụng những chiêu trò tinh vi nhằm thực hiện hành vi trục lợi.
Tin tức 1 ngày trước
Sau khi nhận điện thoại của đối tượng tự xưng là cán bộ công an yêu cầu hỗ trợ xử lý CCCD, anh D đã làm theo các bước được hướng dẫn. Sau đó, các tài khoản ngân hàng của anh bị chiếm đoạt hơn 800 triệu.
Pháp luật 3 ngày trước
(SHTT) - Nghị viện Liên minh châu Âu (EU) chính thức thông qua Đạo luật AI (The AI Act) nhằm kiểm soát AI, đặt nền tảng pháp lý đầu tiên trên thế giới quản lý lĩnh vực công nghệ đang có tốc độ phát triển cực nhanh và các hoạt động đầu tư có liên quan.
Pháp luật 5 ngày trước
(SHTT) - Đạo luật Thị trường kỹ thuật số (DMA) của Liên minh châu Âu (EU) vừa chính thức có hiệu lực, với những điều khoản cứng rắn áp dụng cho các công ty công nghệ, đây được xem là đạo luật mang tính bước ngoặt thay đổi trải nghiệm của công dân Liên minh Châu Âu với điện thoại, ứng dụng, trình duyệt….
Pháp luật 6 ngày trước
(SHTT) - Luật về quyền riêng tư của người dùng nên củng cố việc bảo vệ tự do ngôn luận trực tuyến, nhưng đồng thời cũng cần cân nhắc giữa việc bảo vệ cá nhân và tự do ngôn luận để đảm bảo sự cân đối và công bằng trong không gian mạng.