SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 30/04/2024
  • Click để copy

Xây dựng chuỗi cung ứng lạnh lưu trữ nông sản Việt còn nhiều khó khăn

12:00, 15/08/2023
Chuỗi cung ứng lạnh hiện đang là giải pháp giúp bảo quản nông sản sau thu hoạch, nâng cao giá trị chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, để ứng dụng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp nước ta còn nhiều hạn chế, cần có thêm thời gian.

Nông sản là một trong những ngành hàng quan trọng, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Đại diện Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết sản lượng nông sản Việt Nam hằng năm luôn duy trì ở mức tăng trưởng và vô cùng phong phú. Theo đó, lượng nông sản không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho hơn 99 triệu dân trong nước mà còn góp phần quan trọng trong việc xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ cho nền kinh tế đất nước.

Từ năm 2020, xuất khẩu nông sản đạt 41,2 tỷ USD, năm 2022 đạt 53,2 tỷ USD. Năm 2023, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn nhận định con số xuất khẩu đạt được khoảng trên 55 tỷ USD.

3b1b7403de7d0c23556c

Các mặt hàng nông sản sau thu hoạch được bày bán tại các chợ đầu mối.

Tuy nhiên, hiện nay sản xuất nông nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế như quy mô sản xuất nhỏ lẻ; liên kết chuỗi còn hạn chế ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm; hệ thống bảo quản, sơ chế, chế biến còn thiếu, chưa hiện đại và chưa toàn bộ gây tổn thất sau thu hoạch khá cao. Theo thống kê, tỷ lệ hao hụt sản lượng nông sản chiếm từ 25-30%;

Bên cạnh đó, vận tải chuyên dụng, kho bãi và hệ thống hạ tầng chuyên dụng khác như khử trùng, kiểm dịch, phân loại, bao gói chưa phát triển tương xứng làm chi phí logistics cao (trong đó, ngành thủy sản chiếm 12% giá thành sản phẩm, đối với đồ gỗ chiếm khoảng 23%, rau quả là 29%),... Điều này đã ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh mặt hàng nông sản Việt Nam.

z4603285829032_3c6a060ce8

Ông Phạm Văn Duy cho biết phát triển logistics nông nghiệp là giải pháp quan trọng làm giảm hao hụt sau thu hoạch, giảm chi phí, gia tăng giá trị, nâng cao chất lượng nông sản.

Ông Phạm Văn Duy - Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cho biết để khắc phục những tồn tại nêu trên, từ tháng 4/2023, Chính phủ giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, hoàn thiện dự thảo đề án phát triển hệ thống logistics, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh nông sản Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Trong đó, phát triển logistics nông nghiệp là giải pháp quan trọng làm giảm hao hụt sau thu hoạch, giảm chi phí, gia tăng giá trị, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam; đồng bộ, đảm bảo sự kết nối từ nơi sản xuất đến các thị trường trọng điểm trong nước và thị trường quốc tế; chủ trương tăng cường xã hội hóa về nguồn lực thực hiện, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo, nhà nước tạo cơ chế, hỗ trợ xây dựng hạ tầng, tiếp cận các chính sách ưu đãi về đất đai,...

Theo ông Duy, việc phát triển hệ thống trung tâm logistics nông nghiệp sẽ giúp giảm tổn thất sau thu hoạch; đảm bảo 100% nông sản qua hệ thống trung tâm logistics nông nghiệp được truy xuất nguồn gốc và đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, có mã số vùng trồng, vùng nuôi; giảm chi phí logistics,...

Là đơn vị có hơn 20 năm chuyên về giải pháp logistics lạnh - ông Lương Quang Thi - CEO Công ty ABA Cooltrans - cho biết để nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản hướng đến xuất khẩu bền vững thì logistics - chuỗi cung ứng lạnh có tầm quan trọng rất lớn.

z4603284987864_ee0b1236a0

Theo ông Thi, chuỗi cung ứng lạnh sẽ giúp lưu trữ hàng nông sản thời gian lâu hơn, hạn chế hao hụt sau thu hoạch.

Ông Thi nhận định từ khi áp dụng công nghệ, ngành nông nghiệp Việt Nam đã có nhiều biến đổi tích cực, sản lượng và chất lượng sản phẩm Việt Nam ngày càng nâng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, ngành sản xuất nông nghiệp Việt Nam không chỉ dừng lại ở việc cung ứng cho thị trường trong nước, mà cần hướng đến xuất khẩu nông sản sang các thị trường quốc tế để tạo giá trị cho nông sản Việt Nam cao hơn.

“Trước đây, nông sản của nước ta sau thu hoạch sẽ được vận chuyển đến các địa điểm kinh doanh, đầu mối sỉ lẻ bằng phương tiện vận tải thông thường ,sau đó mới bán và đến tay người tiêu dùng. Trải qua quá trình vận chuyển không được bảo quản sẽ khiến các mặt hàng nông sản như rau củ quả bị héo, hư hỏng, do đó sản phẩm không đưa đi tiêu thụ xa được. Trong khi nông nghiệp nước ta thu hoạch đồng loạt, bán đồng loạt nếu không có các phương pháp bảo quản ngay sau thu hoạch, sản phẩm sẽ dễ bị hư, giá trị sản phẩm cũng sụt giảm. Do đó, sau thu hoạch, sản phẩm nông sản cần được sơ chế và tiến hành bảo quản ngay trong chuỗi cung ứng lạnh”, ông Thi chia sẻ.

Theo ông Thi, sau thu hoạch, nông sản được lưu trữ trong kho lạnh, sản phẩm sẽ được bảo quản lâu hơn chứ không cần phải đưa đi bán ngay. Điều này sẽ giúp chúng ta điều tiết sản lượng, đưa sản phẩm đến nhiều địa điểm, đặc biệt là đưa đi xuất khẩu với thời gian bảo quản lâu hơn. Toàn bộ chuỗi này cho phép chúng ta cân đối được cung - cầu, chúng ta có vị thế thương lượng giá bán tốt hơn. Đặc biệt, chúng ta hoàn toàn có thể xuất khẩu các mặt hàng sang các thị trường khác với giá tốt hơn rất nhiều.

Ngoài ra, khi áp dụng chuỗi cung ứng lạnh sẽ giúp giảm lượng thất thoát, hao hụt sản lượng nông sản từ 30% xuống còn khoảng 10%. Giá trị dinh dưỡng trong nông nghiệp cũng được giữ lại trong sản phẩm, đây cũng là cơ hội để nền nông nghiệp Việt Nam tăng giá trị chất lượng cũng như giá trị bán.

Để làm được điều này cần sự liên kết giữa người nông dân, các doanh nghiệp vận hành chuỗi cung ứng lạnh và cả chính quyền nhà nước. Từ đó nâng cao giá trị, nâng cao thu nhập của người nông dân Việt Nam, không để tình trạng được mùa mất giá, hay phải giải cứu các mặt hàng nông sản cho bà con nông dân,...

Screenshot 2023-08-14 191918

Để xây dựng chuỗi cung ứng lạnh cho ngành nông sản Việt còn gặp nhiều khó khăn, cần có thêm thời gian. 

Nhưng theo ông Nguyễn Thanh Bình - Tổng giám đốc, Tổng Công ty rau quả nông sản (CTCP) - cho biết doanh nghiệp hiện nay đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, trong đó nền nông nghiệp nước ta đang thiếu hạ tầng kho lạnh để bảo quản nông sản sau thu hoạch. Theo như quy trình, nông sản cần được bảo quản lạnh ngay sau khi thu hoạch, thì nông sản mới giữ được chất lượng, giá trị sản phẩm cho đến khi đến tay người tiêu dùng. Nhưng thực tế hiện nay, sau khi thu hoạch nông sản, người nông dân không có nơi sơ chế, chế biến bảo quản lạnh ngay được.

“Để thực hiện hiệu quả quy trình chuỗi cung ứng lạnh, trong sản xuất nông nghiệp cần phải đầu tư sản xuất tập trung, đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại. Nhưng hiện nay, sản xuất nông nghiệp nước ta đang sản xuất độc lập, theo từng hộ gia đình, diện tích canh tác nhỏ lẻ nên không thể đầu tư, đưa máy móc, thiết bị hiện đại vào sản xuất được. Nên để thực hiện được điều này chúng ta cần phải có thời gian rất lâu để quy hoạch, tổ chức sản xuất tập trung, đến khâu lưu trữ, bảo quản lạnh và vận chuyển”, ông Bình chia sẻ.

Thanh Thảo

Tin khác

Tin tức 11 giờ trước
Nhiều gian hàng với hàng trăm sản phẩm OCOP đặc trưng, tiêu biểu huyện Thiệu Hoá năm 2024.
Tin tức 18 giờ trước
(SHTT) - Dạy lập trình máy tính cho trẻ em đang được coi là xu hướng giáo dục mới trên thế giới và Việt Nam. Không phải là những giờ học khô khan theo kiểu đọc, chép một chiều, các em nhỏ tại lớp học lập trình có thể rèn luyện tư duy logic, tư duy giải quyết vấn đề và thỏa sức sáng tạo.
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - Bộ GD&ĐT vừa có văn bản yêu cầu các trường học trên toàn quốc kiểm tra, đánh giá hoạt động của các công trình nước sạch, công trình vệ sinh trong trường.
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - Từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, thí sinh đang học lớp 12 sẽ chính thức thực hiện đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến. Dự kiến năm nay có trên 1 triệu thí sinh sẽ đăng ký tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tin tức 1 ngày trước
Văn phòng tư vấn về sở hữu trí tuệ miễn phí sẽ được đặt tại 31 Hàn Thuyên, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM, với kỳ vọng thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo cho nhiều doanh nghiệp, trường đại học, sinh viên,…