SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 08/09/2024
  • Click để copy

WHO cảnh báo khẩn cấp sau nhiều ca trẻ em tử vong vì siro ho

07:22, 27/01/2023
(SHTT) - Ngày 25/1, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra tuyên bố kêu gọi các quốc gia khẩn trương xử lý và loại bỏ các loại dược phẩm không đạt tiêu chuẩn sau khi ghi nhận hơn 300 trẻ nhỏ tử vong tại nhiều quốc gia do sử dụng các loại siro ho.

 Theo ghi nhận của WHO, trong năm 2022, hơn 300 trẻ em, chủ yếu dưới 5 tuổi, ở Gambia, Indonesia và Uzbekistan, đã tử vong vì tổn thương thận cấp tính. Các ca tử vong có liên quan đến loại siro ho bị nhiễm độc. Đây đều là các loại thuốc không kê đơn, có hàm lượng diethylene glycol và ethylene glycol cao.

Được biết, những hóa chất độc hại trên thường được sử dụng làm dung môi công nghiệp, chất chống đông, có thể gây tử vong sau khi uống một lượng nhỏ, không thường dùng trong thuốc.

Trước thực trạng này, WHO kêu gọi 194 quốc gia phối hợp hành động để ngăn chặn các ca tử vong, bởi nhận định đây không phải sự cố riêng lẻ của bất cứ nước nào. Vì vậy, tổ chức kêu gọi các bên liên quan tham gia vào chuỗi cung ứng y tế và có hành động phối hợp ngay lập tức.

who

 

WHO đã phát cảnh báo vào tháng 10 năm ngoái và đầu tháng 1 năm nay, yêu cầu loại bỏ các loại siro ho Maiden Pharmaceuticals và Marion Biotech do Ấn Độ sản xuất khỏi kệ hàng. Đây là hai sản phẩm có liên quan đến các trường hợp tử vong ở Gambia và Uzbekistan. Năm ngoái, cơ quan cũng cảnh báo đối với siro từ 4 nhà sản xuất Indonesia là PT Yarindo Farmatama, PT Universal Pharmaceutical, PT Konimex và PT AFI Pharma. Các công ty liên quan phủ nhận sản phẩm nhiễm độc, một số từ chối bình luận trong khi các cuộc điều tra đang diễn ra.

WHO nhấn mạnh rằng, đây không phải những sự cố riêng lẻ, đồng thời kêu gọi các "mắt xích chính" trong chuỗi cung ứng y tế phối hợp hành động khẩn cấp. Tổ chức này cũng khuyến nghị các quốc gia cần kịp thời kiểm tra, phát hiện và loại bỏ khỏi thị trường các loại thuốc nhiễm độc, cũng như tăng cường khâu giám sát chặt chẽ đối với các chuỗi cung ứng.

Ngoài ra, WHO cũng kêu gọi các chính phủ và các cơ quan quản lý bảo đảm rằng tất cả các mặt hàng dược phẩm trên thị trường tại đất nước của họ đều được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành và chỉ các nhà cung cấp được ủy quyền mới được phép bán các mặt hàng này. Trong khi đó, các nhà sản xuất chỉ nên mua tá dược từ các nhà cung cấp uy tín và đầy đủ tiêu chuẩn. WHO còn cho rằng nên tiến hành thử nghiệm toàn diện khi nhận được các nguyên liệu dược phẩm và trước khi sử dụng cho quá trình sản xuất thành phẩm.

Hà Châu

Tin khác

Tài sản trí tuệ 2 giờ trước
(SHTT) - Cục Sở hữu Trí tuệ đã cấp chứng nhận bản quyền nhãn hiệu “Thành Tuyên FESTIVAL” theo Quyết định số 105161/QĐ-SHTT ngày 05/9/2024.
Tài sản trí tuệ 2 giờ trước
(SHTT) - Triển khai Kế hoạch của Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội, thời gian gần đây, Đội QLTT số 2 đã và đang tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu trên địa bàn quận Hoàn kiếm.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Sáng 05/9/2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất bánh kẹo Hương Lập thuộc Hộ kinh doanh Nguyễn Văn Lập, địa chỉ tại Tổ 4, Vĩnh Thịnh, Phường Tích Sơn, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc do ông Nguyễn Văn Lập là chủ hộ kinh doanh.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Bộ Thông tin và Truyền thông đang dự thảo Nghị định quy định về tiền bản quyền trong lĩnh vực báo chí, xuất bản nhằm thay thế Nghị định 18/2014/NĐ-CP. Dưới đây là một vài nội dung chính được đề cập trong dự thảo.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Lực lượng quản lý thị trường Phú Yên vừa kiểm tra và phát hiện 3 tấn hàng hóa do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp kèm theo đang trên đường vận chuyển từ Bắc vào Nam tiêu thụ.