SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 28/04/2024
  • Click để copy

Việt Nam bắt đầu thử nghiệm vaccine COVID-19 trên khỉ

07:09, 31/10/2020
(SHTT) - Sau 6 tháng thử nghiệm trên chuột cho kết quả tích cực, mới đây, vaccine COVID-19 'made in VietNam' đã được đưa vào tiêm thử cho các cá thể khỉ vàng Macaca mulatta được nuôi dưỡng trên Đảo Rều (Quảng Ninh).

Chia sẻ với báo chí, ông Đỗ Tuấn Đạt, Giám đốc VABIOTECH cho biết, quá trình ban đầu thử nghiệm vaccine COVID-19 do hãng này phát triển được thực hiện trên 12 con khỉ khỏe mạnh.

Những đối tượng này được lựa chọn từ đàn khỉ tự nhiên ngoài đảo Rều thuộc tỉnh  Quảng Ninh - nơi nuôi dưỡng giống khỉ vàng Macaca mulatta để phục vụ cho nghiên cứu và sản xuất vaccine. Các con khỉ tham gia vào thử nghiệm của VABIOTECH ở độ tuổi từ 3-5 năm với cân nặng hơn 3 kg và không mắc bất kỳ bệnh nào.

vt_ts-do-tuan-dat-9780225_2082020

TS. Đỗ Tuấn Đạt - Chủ tịch Công ty TNHH MTV Vaccine và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) (Ảnh: Minh Thuý) 

Ông Vũ Công Long, Trại trưởng Trại chăn nuôi động vật thí nghiệm thuộc Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế (Bộ Y tế) cho hay, việc thực hiện tiêm vaccine trên đàn khỉ được thực hiện từ hôm 27/10/2020. Dự kiến, sau khi tiêm xong, đàn khỉ sẽ được theo dõi khoảng 3 tháng, sau đó tiếp tục lấy mẫu máu gửi về Hà Nội để làm các xét nghiệm.

Theo kế hoạch, 12 con khỉ sẽ được tiêm vaccine thử nghiệm theo 2 đợt. Mỗi đợt chia làm 2  nhóm được tiêm và không tiêm. Sau khi tiêm, nhóm khỉ sẽ được nuôi trên đảo riêng biệt và theo dõi sức khỏe hằng ngày.

Việc tiêm vaccine thử nghiệm cho khỉ sẽ gần giống mô hình dự định khi triển khai cho người. Đó là tiêm 2 mũi, cách nhau 21-28 ngày. Sau 1 tháng kể từ mũi thứ 2, các nhà nghiên cứu sẽ xem xét việc đáp ứng miễn dịch trên khỉ được tiêm vaccine để biết được hiệu quả miễn dịch giữa nhóm được tiêm và không tiêm.

ts-do-tuan-dat-nghien-cuu-vaccine-covid-19-5301

 

Trước đó, tháng 6 vừa qua, VABIOTECH đã thử nghiệm vaccine COVID-19 trên chuột và đạt được những kết quả tích cực đáng mừng.

Đại diện VABIOTECH cho biết việc thử nghiệm vaccine trên chuột và khỉ được tiến hành song song để có đủ dữ liệu. Việc thử nghiệm trên khỉ chỉ là một phần và các nhà khoa học sẽ tiếp tục thử nghiệm trên các động vật khác, đồng thời tiến hành phân tích trong phòng thí nghiệm về hiệu quả bảo vệ, tính sinh miễn dịch của vaccine.

TS Đạt nhấn mạnh: “Phải thu thập được rất nhiều số liệu hồ sơ để có đủ minh chứng về tính an toàn, hiệu quả bảo vệ, tính sinh miễn dịch của vaccine. Khi đó, vaccine mới có thể thử nghiệm trên người”. 

Kết quả thử nghiệm trên khỉ sẽ là căn cứ để thực hiện các bước thử nghiệm tiếp theo và đề xuất thử nghiệm trên người.

Nếu kết quả thử nghiệm trên khỉ về tính sinh miễn dịch, hiệu quả bảo vệ thành công thì khoảng 4 tháng nữa, các chuyên gia sẽ trình lên Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế.

An An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 23 giờ trước
(SHTT) - Ngày 26/4/2024, AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.
Khoa học Công nghệ 23 giờ trước
(SHTT) - Apple sẽ ra mắt bản nâng cấp lớn của iPad Pro và iPad Air sau nhiều năm tại dự sự kiện Let Loose diễn ra vào ngày 7/5 tới.
Khoa học Công nghệ 23 giờ trước
(SHTT) - Qualcomm đã nhận thấy tiềm năng của Ấn Độ trong lĩnh vực thiết kế chip khi bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn của nước này đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, đồng thời công ty cũng đang tận dụng đội ngũ kỹ sư tài năng của Ấn Độ.
Khoa học Công nghệ 23 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Diễn đàn khoa học và kinh tế toàn cầu năm 2024” do Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu của Ấn Độ (GTTCI India) tổ chức tại Dubai, GS.TS Nguyễn Văn Đệ của Việt Nam đã được Đại học Quốc tế Hoa Kỳ (IAU) trao bằng Viện sĩ danh dự.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty xe điện Pega Việt Nam vừa ra mắt sản phẩm xe máy điện mới Pega eSmart AI - sản phẩm được giới thiệu là "chiếc xe máy điện thông minh nhất hiện nay".