SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

Ứng dụng chuyển đổi số trong ngành tòa án: Giúp giảm thời gian xử lý của các thẩm phán tới 30%

07:35, 23/01/2024
(SHTT) - Những năm gần đây, ngành Tòa án Việt Nam thường xuyên rơi vào cảnh quá tải bởi số lượng vụ án tăng nhanh. Trong bối cảnh đó, một trợ lý ảo pháp luật đã được phát triển nhằm chuyển đổi số hoạt động của ngành Tòa án.

Mới đây, tại chương trình Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng đã chia sẻ, hiện ngành TT&TT đang phát triển 4 trợ lý ảo quan trọng trong lĩnh vực pháp luật: Phát hiện những mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản pháp luật; hỗ trợ cán bộ, công chức thực hiện công việc theo quy định; hỗ trợ thẩm phán tra cứu pháp luật; trả lời các câu hỏi của người dân liên quan đến pháp luật, đến các quy định của Nhà nước. 

Trong đó, trợ lý ảo do Viettel phát triển hỗ trợ thẩm phán tra cứu pháp luật, đã được đưa vào hoạt động.

Trải qua hơn 1 năm thử nghiệm, đây là trợ lý ảo duy nhất tại Việt Nam sở hữu hệ thống tri thức pháp luật lớn và đáng tin cậy. Ứng dụng đã chứng minh được hiệu quả khi giúp giảm 30% lượng công việc so với thao tác truyền thống, tối ưu thời gian vận hành của toàn bộ hệ thống tòa án.

Nhờ được tích hợp từ các mô hình học sâu (Deep learning) cũng như các thuật toán tìm kiếm nội dung theo ngữ nghĩa (Semantic search), công cụ này cho phép người dùng dễ dàng tra cứu nhanh và chính xác các văn bản pháp luật.

chuyen doi so toa an1

 

Theo Trung tâm Không gian mạng Viettel (Viettel CyberSpace center) - đơn vị phát triển sản phẩm, trợ lý ảo pháp luật này sở hữu hệ thống cơ sở tri thức ngành với hơn 160.000 văn bản pháp luật, 63 án lệ và hơn 1 triệu bản án. Trong đó, hơn 1.200 quyết định giám đốc thẩm và hơn 80.000 bản án phúc thẩm do Tòa án Nhân dân tối cao cung cấp.

Tính đến nay, sản phẩm có hơn 3 triệu lượt sử dụng, trung bình có 5.000-6.000 lượt hỏi đáp, tra cứu mỗi ngày. Kết quả khảo sát với 1.031 lượt đánh giá cho thấy, 99% người sử dụng đánh giá cao độ hữu ích của sản phẩm. Tỉ lệ người sử dụng chưa hài lòng chiếm 5,22%. 

Có thể thấy, việc đưa vào hoạt động trợ lý ảo hỗ trợ thẩm phán là một trụ cột của quá trình chuyển đổi số ngành Tòa án.

Theo Phó Chánh án Phạm Quốc Hưng, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ thẩm phán trong công tác chuyên môn đã đạt nhiều kết quả ấn tượng.

Trước kia, mỗi thẩm phán thường có 2 thư ký giúp việc về hành chính và cả về lĩnh vực chuyên môn. Với trợ lý ảo, chỉ cần một thư ký nhưng lại có thể hỗ trợ chuyên môn cho hàng nghìn thẩm phán mọi nơi, mọi lúc, với “bộ óc” được cập nhật thường xuyên các thông tin có độ chính xác cao. 

Trên thực tế, trợ lý ảo đã hỗ trợ đắc lực cho việc tra cứu các văn bản pháp luật, thông qua ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, giúp thẩm phán có đầy đủ thông tin về quy định của pháp luật liên quan tới vấn đề cần tra cứu. 

Đối với hoạt động tư pháp, bên cạnh chất lượng, thời hạn tố tụng là yếu tố rất quan trọng. Trợ lý ảo cũng đóng vai trò hỗ trợ thẩm phán quản trị công việc, đảm bảo thời hạn tố tụng, giải quyết các vụ việc được phân công bằng việc nhắc nhở, cảnh báo các công việc mà thẩm phán cần làm ngay. 

Bên cạnh đó, trợ lý ảo cũng là công cụ đắc lực trong việc hỗ trợ thẩm phán soạn thảo một số văn bản tố tụng, rà soát lỗi chính tả, kỹ thuật văn bản, mã hóa bản án trước khi đăng tải lên cổng thông tin điện tử. 

Về hỗ trợ soạn thảo văn bản tố tụng, hiện ngành Tòa án mới ứng dụng trợ lý ảo ở các văn bản mang tính chất biểu mẫu như giấy triệu tập hay thông báo tới thư ký vụ án. Tuy nhiên tới đây, ngành Tòa án sẽ sử dụng trợ lý ảo để hỗ trợ thẩm phán viết một phần nội dung bản án. 

Một tính năng quan trọng của trợ lý ảo là số hóa nguồn tài nguyên tri thức từ kinh nghiệm xét xử của các thẩm phán. Bằng công nghệ, những kinh nghiệm này có thể được lưu trữ lại, sau đó lan tỏa, làm cơ sở áp dụng đồng bộ trong hệ thống tòa án. Những thế hệ thẩm phán sau nhờ vậy có thể kế thừa và tham khảo.

Trao đổi với báo chí, thẩm phán Tòa án Nhân dân quận Cầu Giấy, Hà Nội, bà Lê Thị Khanh cho biết, khi Tòa án Nhân dân tối cao triển khai phần mềm trợ lý ảo đến tất cả tòa án trên cả nước, các thẩm phán đều được cấp tài khoản và mật khẩu sử dụng phần mềm này. Tòa án quận Cầu Giấy có 13 thẩm phán.

Theo nhiệm vụ, thẩm phán phải công khai bản án trên trang web cổng thông tin công bố bản án của Tòa án Nhân dân tối cao. Khi chưa có phần mềm trợ lý ảo, các thẩm phán sẽ phải mã hóa dữ liệu trong bản án theo cách thủ công, bằng tay.

Cũng theo vị thẩm phán này, trợ lý ảo còn có ý nghĩa quan trọng trong việc trao đổi nghiệp vụ cũng như cung cấp cho thẩm phán công cụ tham khảo trong các tình huống.

Hà Vân

Tin khác

Khoa học Công nghệ 19 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, các nhà Khoa học đã tìm ra vật liệu mới mang tên "goldene" (lá vàng mỏng nhất thế giới) hứa hẹn nhiều ứng dụng quan trọng trong biến đổi carbon dioxide và sản xuất hydro.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ngày 26/4/2024, AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Apple sẽ ra mắt bản nâng cấp lớn của iPad Pro và iPad Air sau nhiều năm tại dự sự kiện Let Loose diễn ra vào ngày 7/5 tới.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Qualcomm đã nhận thấy tiềm năng của Ấn Độ trong lĩnh vực thiết kế chip khi bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn của nước này đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, đồng thời công ty cũng đang tận dụng đội ngũ kỹ sư tài năng của Ấn Độ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Diễn đàn khoa học và kinh tế toàn cầu năm 2024” do Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu của Ấn Độ (GTTCI India) tổ chức tại Dubai, GS.TS Nguyễn Văn Đệ của Việt Nam đã được Đại học Quốc tế Hoa Kỳ (IAU) trao bằng Viện sĩ danh dự.