SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 19/04/2025
  • Click để copy

Bước tiến khoa học: Việt Nam sẽ phóng vệ tinh công nghệ radar đầu tiên vào năm 2025

08:47, 21/01/2024
(SHTT) - Theo ông Lê Xuân Huy, Phó Tổng giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, dự án phát triển vệ tinh LOTUSat-1 - vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam được khởi động từ năm 2021. Dự kiến khoảng tháng 12/2024 đến tháng 2/2025, vệ tinh sẽ được phóng lên quỹ đạo.

Tại buổi họp báo cung cấp thông tin định kỳ về kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo năm 2023, do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức, ông Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã cho biết: Để chuẩn bị cho việc khai thác vệ tinh sau khi phóng lên quỹ đạo, khoảng tháng 9/2024, toàn bộ hệ thống mặt đất sẽ được hoàn thiện tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đặt ở Hòa Lạc (Hà Nội) để đón nhận tín hiệu đầu tiên của vệ tinh.

Tiến sĩ Lê Xuân Huy, Phó Tổng giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC) - cơ quan thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng chia sẻ, bên cạnh việc phát triển vệ tinh, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cũng triển khai các lớp học chuyển giao công nghệ xử lý ảnh vệ tinh radar nhằm chuẩn bị sẵn sàng về mặt công nghệ cho các bộ, ngành đơn vị sẽ sử dụng dữ liệu ảnh từ vệ tinh trong tương lai. "Chúng tôi chuẩn bị sẵn sàng về mặt nhân lực, công nghệ để khi vệ tinh chúng ta lên quỹ đạo thì dữ liệu được khai thác hiệu quả. Dự kiến vệ tinh hoạt động 5 năm trên quỹ đạo", ông Huy cho hay.

khoa hoc

 

Theo Trung tâm vũ trụ Việt Nam, LOTUSat-1 là vệ tinh quan sát trái đất với khả năng chụp ảnh độ phân giải cao trong mọi điều kiện thời tiết bằng công nghệ cảm biến radar khẩu độ tổng hợp (SAR). Dữ liệu ảnh của vệ tinh sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu cấp bách về nguồn ảnh, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời nhằm ứng phó, giảm thiểu tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường, phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

Vệ tinh dự kiến cung cấp ảnh ở 3 chế độ chụp điểm, chụp dải và chụp quét, với độ phân giải không gian lần lượt bằng hoặc nhỏ hơn 1m, bằng hoặc nhỏ hơn 2m và bằng hoặc nhỏ hơn 16m.

Thông tin thêm về phát triển công nghệ vũ trụ cũng như hiệu quả hoạt động của vệ tinh VNREDSat-1 được phóng thành công tháng 5/2013, TS. Ngô Duy Tân, Phó Viện trưởng viện Công nghệ vũ trụ cho biết, đến nay, vệ tinh VNREDSat-1 đã hoạt động trên quỹ đạo gần 11 năm. Đây là thành công lớn so với mặt bằng chung trong khu vực cũng như trên thế giới.

VNREDSat-1 là hệ thống viễn thám hoàn chỉnh đầu tiên của Việt Nam từ trạm thu ảnh mặt đất tới vệ tinh hoạt động trên quỹ đạo. Sau hơn 10 năm hoạt động, vệ tinh VNREDSat-1 được đánh giá cao về khả năng hoạt động và vệ tinh đã chụp, truyền về mặt đất gần 160 nghìn cảnh ảnh, kích thước 17,5km x 17,5km trên các vùng lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam và trên toàn thế giới.

Cũng tại buổi họp báo, PGS.TS Phạm Anh Tuấn, Tổng giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam nhấn mạnh, khoa học và công nghệ vũ trụ là biểu tượng của quốc gia có trình độ phát triển kỹ thuật cao.

Trong thế kỷ 21, khoa học và công nghệ vũ trụ hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững, cung cấp nhiều dịch vụ và giải pháp để giải quyết những vấn đề toàn cầu, mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.

Đặc biệt tại Việt Nam - một trong những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất trên thế giới bởi sự nóng lên toàn cầu và sự biến đổi khí hậu. Các dịch vụ và công nghệ vũ trụ sẽ là chìa khóa để hiểu hơn quá trình biến đổi khí hậu và hỗ trợ toàn bộ chu trình giám sát, phòng chống thiên tai. Qua đó, góp phần hạn chế tối đa tác động của những thảm họa thiên nhiên do thiên tai và biến đổi khí hậu.

Anh Vi

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 giờ trước
(SHTT) - Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) đang phát triển mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu rộng đến mọi lĩnh vực, ngành giáo dục cũng đang đứng trước yêu cầu đổi mới mạnh mẽ để bắt kịp xu thế thời đại.
Khoa học Công nghệ 18 giờ trước
(SHTT) - Trí tuệ nhân tạo không còn là khái niệm xa vời trong y tế Việt Nam, khi các bệnh viện lớn bắt đầu đưa AI vào hỗ trợ chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh án.
Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Năm 2025, Nam Định tiếp tục thúc đẩy để bứt phá trong chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Tin tức 21 giờ trước
(SHTT) - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang là một trong những công nghệ có ảnh hưởng lớn nhất đến ngành sản xuất trên toàn cầu. AI không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, mà còn mở ra khả năng mới trong việc phát triển các sản phẩm thông minh, giảm thiểu chi phí và nâng cao chất lượng.
Khoa học Công nghệ 22 giờ trước
(SHTT) - Trong khi 5G vẫn đang được mở rộng trên toàn cầu, nhiều quốc gia và tập đoàn công nghệ lớn đã âm thầm chạy đua phát triển mạng 6G, với kỳ vọng tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực viễn thông, công nghiệp và trí tuệ nhân tạo.
. ..