SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 28/04/2024
  • Click để copy

'Tìm chìa khóa' cho chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột tại Nhật Bản

17:45, 09/08/2022
Ngày 9/8, Đại học Đông Á và Viện Công nghệ công nghiệp tiên tiến Nhật Bản (AIIT) phối hợp tổ chức hội thảo chủ đề "Chỉ dẫn địa lý Nhật Bản đối với cà phê Buôn Ma Thuột" tại TP Đà Nẵng.

Cùng với hình thức trực tiếp, hội thảo còn kết nối hai điểm cầu trực tuyến Đà Nẵng và Buôn Ma Thuột với sự tham gia các bên liên quan: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk, các doanh nghiệp, chuyên gia và các nhà nghiên cứu.

Cà phê Buôn Ma Thuột là một trong ba sản phẩm được phê duyệt dự án đặt hàng thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 - 2020. Tuy nhiên đến nay, sản phẩm này vẫn chưa được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản do sự khác biệt về quy định pháp luật và quy trình xét nghiệm của Nhật Bản.

Hội thảo là cơ hội kết nối, mở đầu cho mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ vì sự phát huy có hiệu quả của tài sản trí tuệ địa phương cũng như phát triển giáo dục, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Nhân dịp này, thảo luận, trao đổi thông tin tìm "chìa khóa" để mở ra cánh cửa nâng tầm giá trị cà phê Việt thông qua việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý Nhật Bản đối với cà phê Buôn Ma Thuột.

398d3f3f427d8723de6c

 Hội thảo là cơ hội kết nối, hợp tác và trao đổi thông tin, kinh nghiệm giữa các bên.

Tham dự hội thảo, GS. Azusa Uehara – thành viên Viện Công nghệ công nghiệp tiên tiến Nhật Bản đã trình bày dự án “Tăng cường năng lực thương hiệu và nhận diện sản phẩm nông nghiệp thông qua đăng ký chỉ dẫn địa lý Nhật Bản”. Qua bài tham luận, GS. Azusa Uehara cho biết, số lượng đăng ký chỉ dẫn địa lý ở Nhật Bản chỉ mới 111, ít hơn so với các nước châu Âu và Mỹ.

Dự án thúc đẩy các tổ chức sản xuất ở nước ngoài có chỉ dẫn địa lý tại Nhật có thể thâm nhập thị trường Nhật với sức mạnh thương hiệu được nâng cao. Đồng thời giúp người tiêu dùng Nhật Bản hiểu biết sâu sắc hơn các sản phẩm ở nước ngoài và mua được sản phẩm chất lượng, an toàn với giá cả phải chăng.

Tại Hội thảo, GS. Azusa Uehara tận tình hướng dẫn quy trình đăng ký chỉ dẫn địa lý Nhật Bản đối với cà phê Buôn Ma Thuột. Từ đó chuẩn bị tốt cho việc thực hiện đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, thúc đẩy việc xuất khẩu nông sản trong thời gian tới.

Hội thảo đã có phiên thảo luận kiến thức, kinh nghiệm sôi nổi từ các nhà sản xuất cà phê với các chuyên gia, qua đó đề xuất một số giải pháp phát triển thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột. Những chia sẻ và hợp tác trong lĩnh vực bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại các thị trường trọng điểm trên thế giới giúp bảo vệ, nâng cao vị thế và giá trị của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

afa4e2ff81bd44e31dac

 Các đại biểu trao đổi rất sôi nổi

Trước đó, năm 2013, Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột đã đăng ký chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột sang Nhật dưới hình thức nhãn hiệu tập thể. Đơn đăng ký tạm thời bị từ chối sau 3 tháng xét duyệt do nhãn hiệu không có khả năng phân biệt sản phẩm và phải chứng minh “Buon Ma Thuot Coffee” nổi tiếng với người tiêu dùng Nhật Bản.

Sau 7 năm, chương trình hợp tác song phương về sở hữu trí tuệ giữa Việt Nam và Nhật Bản, chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đưa vào danh mục đăng ký bảo hộ dưới hình thức chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản.

Qua đó, tháng 4/2019, hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột được tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp tại Nhật nộp tới Bộ Nông Lâm Nghiệp Nhật. Hồ sơ đăng ký được yêu cầu phải bổ sung nhiều nội dung tạm thời nằm ngoài khả năng đáp ứng của chủ đơn đăng ký là Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột.

Hiện nay chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột đã đăng ký và được bảo hộ tại 32 quốc gia trên thế giới dưới 3 hình thức: Chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất xứ hàng hóa và nhãn hiệu tập thể.

Theo ông Trịnh Đức Minh – Chủ tịch Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột: "Nhật Bản là thị trường tiêu thụ ngày càng nhiều sản phẩm cà phê từ Việt Nam, đặc biệt từ Buôn Ma Thuột. Trong 2 năm gần đây, xuất khẩu sản phẩm này sang Nhật xấp xỉ 30 ngàn tấn/năm với tổng kim ngạch gần 50 triệu USD/năm".

Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý Nhật Bản đối với cà phê Buôn Ma Thuột nếu thành công sẽ là tiềm năng, lợi thế lớn, gia tăng đáng kể năng lực cạnh tranh, phát triển thương hiệu và mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp sản xuất. Trên cơ sở đó, tạo việc làm và động lực cho người nông dân cao nguyên thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm trong thời gian tới

Bảo Hòa

Tin khác

Tin tức 11 giờ trước
Tạp chí Tiếp thị & Gia đình vừa bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Tánh (bút danh Pha Lê) làm Trưởng VPĐD miền Nam.
Tin tức 11 giờ trước
Lần đầu tiên, Cục Sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế phối hợp Đại học Phú Xuân, Tập đoàn Giáo dục EQuest và Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới tổ chức buổi Lễ chào mừng ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2024.
Tin tức 17 giờ trước
(SHTT) - Sáng ngày 4/5/2024, Thành ủy - Hội đồng Nhân dân – Ủy ban Nhân dân – Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội sẽ tổ chức gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TVXP), dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Tin tức 1 ngày trước
Thực phẩm chức năng, mỹ phẩm giả là một trong những sản phẩm tạo ra siêu lợi nhuận. Do đó, tình trạng làm hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi hơn.
Tin tức 1 ngày trước
Ngày 26/4, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) phối hợp cùng Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo tại khu vực phía Nam.