SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

Tiền Giang: Điểm nóng sản xuất phân bón giả của cả nước

07:14, 07/07/2022
(SHTT) - Tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả ở Tiền Giang vẫn luôn là vấn đề nhức nhối. Thời gian qua, lực lượng chức năng đã triệt phá nhiều vụ vi phạm với quy mô lớn.

Vào tháng 5/2022, Đội QLTT số 6 chủ trì Đoàn kiểm tra liên ngành 389/TG tiến hành kiểm tra đột xuất tại 01 cơ sở kinh doanh phân bón trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

Qua kiểm tra, Đoàn kiểm tra có lấy 01 mẫu phân bón gửi kiểm nghiệm chất lượng. Kết quả, mẫu phân bón này là hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng. Đáng chú ý, có chỉ tiêu chất lượng chỉ đạt 25% so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật. Lô hàng tồn tại thời điểm lấy mẫu là 3 tấn phân bón, với trị giá gần 20 triệu đồng.

Sau khi lập biên bản vi phạm hành chính, Đội QLTT số 6 hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị Cục QLTT tỉnh Tiền Giang trình và ngày 17/6/2022, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định xử phạt đối với hộ kinh doanh vi phạm với tổng số tiền hơn 50 triệu đồng. Hành vi vi phạm là buôn bán phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng; đến nay, cơ sở này đã nộp tiền phạt theo quy định.

phan bon gia

 

Trước đó, ngày 10/3, đoàn kiểm tra liên ngành 389/TG do Đội QLTT số 6 (Cục QLTT Tiền Giang) chủ trì kiểm tra một hộ kinh doanh phân bón trên địa bàn huyện Châu Thành.

Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra lấy một mẫu phân bón gửi kiểm nghiệm chất lượng. Kết quả, mẫu này là hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng.

Cụ thể, các chỉ tiêu SiO2hh nhỏ hơn 1%, Ca chỉ đạt 19,2%, tổng hàm lượng SiO2hh và Ca nhỏ hơn 10,1% so với mức công bố. Lô hàng tồn tại thời điểm lấy mẫu là 150 bao phân bón loại 50 kg/bao, trị giá hàng hóa vi phạm gần 30 triệu đồng.

Trước vi phạm này, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh nêu trên về hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng với số tiền 80 triệu đồng. Đồng thời, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc hộ kinh doanh tiêu hủy 150 bao phân bón vi phạm.

Cũng vào thời điểm trên, Đội QLTT số 1 phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Châu Thành, Phòng Kinh tế thành phố Mỹ Tho đột xuất kiểm tra tại ba hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện Châu Thành và thành phố Mỹ Tho.

Thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra ghi nhận một số dấu hiệu vi phạm như phân bón có nhãn không ghi đủ nội dung bắt buộc; chưa cung cấp được Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam. Đồng thời, Đoàn lấy ba mẫu phân bón gửi kiểm nghiệm chất lượng.

Sau khi có kết quả kiểm nghiệm, hoàn chỉnh hồ sơ, Đội QLTT số 1 lập biên bản vi phạm hành chính đối với ba hộ kinh doanh nêu trên.

Các hành vi vi phạm: buôn bán phân bón có nhãn không ghi đủ nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa; không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam; phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng với chỉ tiêu chất lượng đạt từ 60% trở xuống, đáng chú ý có chỉ tiêu chỉ đạt 0,8% so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng.

Có thể nói, Tiền Giang đang trở thành điểm nóng sản xuất, buôn bán phân bón giả của cả nước, đòi hỏi lực lượng chức năng cần quyết liệt hơn để triệt phá các vụ vi phạm.

Theo các chuyên gia, để dẫn đến thực trạng như hiện nay, xuất phát từ ba nguyên nhân chính:

Thứ nhất, do quá nhiều cơ sở, nhà sản xuất (Việt Nam có tới trên 1.000 cơ sở với 7.000 chủng loại phân bón), nên phân bón giả dễ trà trộn, tiêu thụ dễ dàng và vượt tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý.

Thứ hai, lực lượng quản lý về lĩnh vực này rất mỏng, kinh phí dành cho quản lý ít, đội ngũ quản lý không đồng nhất, đặc biệt, các cán bộ được phụ trách không chuyên trách và thường xuyên bị thay đổi cho nên việc theo dõi nắm bắt tình hình không được hệ thống, chưa kể đến tình trạng một bộ phận cán bộ biến chất "bảo kê" cho cơ sở sản xuất vi phạm.

Thứ ba, việc xử lý vi phạm chưa được nghiêm, chưa đủ sức răn đe, thể hiện qua việc, mỗi năm, lực lượng chức năng đấu tranh bắt giữ khoảng 4.000 vụ vi phạm trong lĩnh vực phân bón như đã nêu, tuy nhiên, số vụ việc bị khởi tố chỉ đếm trên đầu ngón tay, còn lại đa phần áp dụng xử phạt vi phạm hành chính, trong khi lợi nhuận từ phân bón giả là rất lớn.

Hà Anh

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 giờ trước
(SHTT) - Tại sự kiện hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (IPDAY 2024), sáng 26/4 tại Hà Nội, PGS.TS Lê Hoài Đức chia sẻ rằng người Việt chưa quen biến tài sản trí tuệ thành tiền.
Tài sản trí tuệ 1 giờ trước
(SHTT) - Theo thông tin từ cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Long, từ ngày 04/4/2024 đến ngày 15/4/2024, lực lượng QLTT Vĩnh Long kiểm tra phát hiện 5 doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức vi phạm về giả mạo nhãn hiệu, vi phạm về nhãn và không niêm yết giá. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính 117.000.000 đồng.
Tài sản trí tuệ 16 giờ trước
(SHTT) - Cấp quyền hình ảnh nhân vật (Character Licensing) là chiến lược kinh doanh được nhiều tập đoàn sáng tạo trên thế giới áp dụng thành công và đem về những nguồn lợi nhuận khổng lồ. Vậy Character Licensing là gì và cơ hội nào cho các doanh nghiệp Việt Nam?
Tài sản trí tuệ 18 giờ trước
(SHTT) - Shimano - công ty nổi tiếng trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất các bộ phận xe đạp đã tiết lộ một phát minh đột phá. Bằng sáng chế mới cho thấy Shimano đang phát triển một bộ truyền động không dây hoàn toàn mới mang lại hiệu suất tối đa cho các tay đua và người yêu xe đạp.
Tài sản trí tuệ 23 giờ trước
(SHTT) - Chiều 25/4, Đội Quản lý thị trường số 5 Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương phối hợp với Đội 3 Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an huyện Ninh Giang và Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hải Dương tổ chức giám sát việc tiêu hủy 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ.