SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ: Cần bảo vệ cho quyền nhân thân của tác giả và sự toàn vẹn của tác phẩm

10:47, 28/10/2021
(SHTT) - Đó là ý kiến đóng góp của ĐBQH Dương Văn Phước (đoàn Quảng Nam) khi góp ý vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ được thảo luận tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Cụ thể, tại phiên họp chiều ngày 26/10,  tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã tiến hành thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ dung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Tại phiên thảo luận, ĐBQH Dương Văn Phước thuộc đoàn Quảng Nam đã nêu ý kiến như sau:  “Tại khoản 4, Điều 1 dự thảo về sửa đổi, bổ sung Điều 19 quyền nhân thân đề nghị bỏ cụm từ 'gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả'. Đồng thời, bổ sung cụm từ 'khi chưa được tác giả cho phép' và viết lại khoản 4 Điều 1 như sau: 'Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; sửa đổi các sáng tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào khi chưa được tác giả cho phép" cho chặt chẽ để tránh tùy nghi trong việc áp dụng pháp luật'.

Làm rõ hơn các ý kiến được nêu ra, ĐBQH Dương Văn Phương nêu rõ: “Sự toàn vẹn của tác phẩm gắn với quyền nhân thân là yếu tố mà pháp luật về sở hữu trí tuệ luôn đề cao bảo vệ. Quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và bảo vệ tuyệt đối có quyền nhân thân của tác giả, bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm và không ai có quyền xâm phạm khi chưa được tác giả cho phép. Với quy định về quyền nhân thân như dự thảo hiện nay, các tổ chức, cá nhân có thể sửa đổi các sáng tác phẩm miễn là không phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Nếu quy định như vậy sẽ làm mất đi vai trò, hạn chế quyền của tác giả đối với tác phẩm của mình, đồng thời tạo ra sự tùy tiện cho việc xâm hại quyền nhân thân của tác giả. Vì các cá nhân, tổ chức hoàn toàn có thể tác động vào tác phẩm mà không cần sự cho phép của tác giả, miễn là không gây phương hại đến danh dự, uy tín của tác giả”. 

duongvanphuoc-0931

Đại biểu Dương Văn Phước (đoàn Quảng Nam). 

“Việc quy định phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả là một quy định rất khó xác định, đánh giá trên thực tế vì giá trị của mỗi tác phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố chủ quan và quan điểm riêng của tác giả. Tiêu chí nào để xác định là phương hại hay không phương hại và phương hại đến mức độ nào thật ra rất khó xác định trên thực tế. Về vấn đề này, tại khoản 3 Điều 20 Nghị định số 22 năm 2018 của Chính phủ cũng đã hướng dẫn chi tiết quy định về Luật Sở hữu trí tuệ cũng đã quy định rất rõ quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa các tác phẩm quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc không cho người khác sửa chữa các tác phẩm hoặc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính, trừ trường hợp có thỏa thuận của tác giả. 

Có thể nói, quy định này là chặt chẽ hơn quy định của pháp luật và nó tuyệt đối hóa quyền nhân thân của tác giả theo hướng mọi hành vi sửa chữa các tác phẩm hoặc là sửa chữa mà không có sự thỏa thuận của tác giả đều là vi phạm quyền nhân thân. Vì vậy, tôi đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu và bổ sung nội dung trên để đảm bảo quyền nhân thân của tác giả trong dự thảo luật lần này”, ông Phước nói.

luat-shtt-0608

 Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV tiếp tục chương trình làm việc cho ý kiến vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. 

Được biết, việc sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ lần này là nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển nhanh, bền vững dựa chủ yếu vào khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; đồng thời đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng của Việt Nam hiện nay.

Phát biểu thảo luận, nhiều đại biểu cho rằng, yêu cầu đặt ra của việc sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ phải kế thừa được các giá trị của các văn bản pháp luật đã được ban hành; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể gồm người sáng tạo, bên sử dụng, công chúng thụ hưởng.

Đồng thời, khuyến khích được tổ chức, cá nhân sáng tạo, đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu trong các lĩnh vực; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật. Khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn 16 năm thi hành Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành. Nội luật hóa các cam kết tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Thái An

 

Tin khác

Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Cuộc chiến pháp lý giữa các công ty dược phẩm từ năm 2022 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi mới đây, Pfizer và BioNTech đã yêu cầu một tòa án ở London (Anh) thu hồi các bằng sáng chế của công ty đối thủ Moderna về công nghệ phát triển vắc xin COVID-19.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ Công an Thành phố Hà Nội, một nạn nhân đã trình báo về việc tham gia đầu tư tiền ảo và bị lừa đảo trực tuyến hơn 2 tỷ đồng. Đáng chú ý, các mánh khóe, chiêu lừa được các đối tượng sử dụng để moi tiền của nạn nhân đều không mới.
Pháp luật 3 ngày trước
(SHTT) - Trong buổi tọa đàm Luật sở hữu trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại, luật sư Vũ Thị Kim Dung (Rouse) đã có phần trình bày liên quan đến vấn đề pháp luật về xác lập quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, từ sửa đổi đến thực tiễn áp dụng.
Pháp luật 6 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tổ chức Hội thảo khoa học tham vấn, trao đổi, thảo luận các nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Pháp luật 1 tuần trước
(SHTT) - Mới đây, Bộ môn Sở hữu trí tuệ - Khoa Khoa học Quản lý phối phợp cùng Hội Sở hữu trí tuệ (SHTT) Việt Nam tổ chức tạo đàm “Luật Sở hữu Trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại”.