Hôm nay (28/10) TP.HCM chính thức cho phép dich vụ ăn uống phục vụ tại chỗ
Theo thông tin từ UBND TP.HCM cho hay, TP.HCM đã có văn bản cho phép cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được phục vụ tại chỗ kể từ ngày (28/10) và phải đảm bảo các điều kiện hoạt động.
Theo đó, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ hoạt động đến 21 giờ, không quá 50% công suất và không bán, không sử dụng đồ uống có cồn.
Bên cạnh đó các hàng quán ăn uống cũng phải đáp ứng quy định theo Bộ Tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM ban hành.
Căn cứ vào mức độ kiểm soát dịch bệnh tại các địa bàn, TP HCM cho phép quận 7 và TP Thủ Đức được thí điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống có bán, sử dụng đồ uống có cồn tại một số địa bàn do Chủ tịch UBND quận 7 và TP Thủ Đức quyết định. Thời gian thí điểm đến ngày 15-11.
Sau khi thí điểm, Chủ tịch UBND quận 7, TP. Thủ Đức đánh giá, rút kinh nghiệm, đề xuất UBND TP. HCM nhân rộng các địa bàn khác.
Cũng trong chiều cùng ngày, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP. HCM đã chính thức ban hành 4 tiêu chí sau để đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố:
1. Cơ sở phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và có đăng ký mã QR tại http://antoan-covid.tphcm.gov.vn/.
2. Khách hàng phải thực hiện nghiêm 5K; quét mã QR và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.
3. Nhân viên phục vụ, người bán hàng, người giao - nhận hàng, người đến liên hệ cơ sở (người làm việc) thực hiện nghiêm 5K; quét mã QR và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Người làm việc tại cơ sở phải tiêm ít nhất một mũi vaccine đủ 14 ngày hoặc mắc Covid-19 khỏi bệnh dưới 6 tháng. Cơ sở phải thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 tầm soát, sàng lọc, định kỳ hoặc khi người làm việc có một trong các biểu hiện sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất khứu giác và vị giác, khó thở...
4. Chủ cơ sở có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai thực hiện nghiêm biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở; có phương án tổ chức kinh doanh, công khai số lượng khách tối đa được ăn uống tại cơ sở cùng một thời điểm (có bảng thông báo rõ tại cơ sở); báo cáo phương án tổ chức kinh doanh, biện pháp kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở cho UBND phường, xã, thị trấn để quản lý, giám sát.
TH
TIN LIÊN QUAN
-
Công ty HUDS xây dựng và sử dụng đất công sai mục đích, UBND P. Đại Kim (Q. Hoàng Mai) đang ở đâu?
-
Người từ địa phương khác tới Hà Nội thực hiện cách ly như thế nào?
-
Việt Nam có 5 trường trong top 500 đại học thế giới ở nền kinh tế mới nổi
-
Bộ GD&ĐT: Sẽ hướng dẫn cụ thể về tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi