SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 08/05/2024
  • Click để copy

Sự khác nhau giữa quyền tác giả và bản quyền trong sở hữu trí tuệ

11:14, 11/01/2017
Câu hỏi: Hiện tại tôi thấy mọi người vẫn sử dụng lẫn lộn 2 thuật ngữ là quyền tác giả và bản quyền mà không phân biệt được. Vậy cho tôi hỏi sự khác nhau giữa quyền tác giả và bản quyền là gì, ở Việt Nam và nước ngoài có quy định khác nhau không?

Trả lời:

Thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, thuật ngữ quyền tác giả nhiều khi còn được gọi là bản quyền và giữa hai khái niệm này không có bất cứ sự khác nhau nào. Mặc dù cùng là khái niệm dùng để chỉ các quyền của tác giả, chủ sỏ hữu đối vối tác phẩm của mình thế nhưng có người gọi là quyền tác giả, có người gọi là bản quyền. Còn trong các văn bản pháp luật chính thức của Việt Nam như Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự … thì thuật ngữ quyền tác giả là thuật ngữ chính thức được sử dụng.

su khac nhau giua quyen tac gia va ban quyen

 Sự khác nhau giữa quyền tác giả và bản quyền trong sở hữu trí tuệ

Liên quan đến việc sử dụng thuật ngữ quyền tác giả và bản quyền, trên thế giới hiện nay, mặc dù pháp luật về quyền tác giả của các nước tương đối giống nhau, đều bao gồm các quy định về đối tượng bảo hộ quyền tác giả, các quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đối với tác phẩm, thời hạn bảo hộ quyền tác giả… nhưng có nước dùng thuật ngữ quyền tác giả (tiếng Anh là author’s right, tiếng Pháp là droit d’auteur) trong đó tiêu biểu là Pháp; một số nước khác như Anh, Mỹ lại sử dụng thuật ngữ bản quyền (copyright).

Tuy nhiên, việc sử dụng thuật ngữ quyền tác giả và thuật ngữ bản quyền lại có sự khác nhau cơ bản về cơ sở hình thành, gắn liền với sự khác nhau giữa hệ thống pháp luật châu Âu lục địa và hệ thông pháp luật Anh-Mỹ. Các nước thuộc hệ thống luật châu Âu lục địa (trong đó tiêu biểu là Pháp) sử dụng thuật ngữ quyển tác giả xuất phát từ quan điểm gắn chặt mối quan hệ giữa tác giả vói tác phẩm, chú trọng đến việc bảo hộ quyền của tác giả, đặc biệt là các quyền tinh thần của người sáng tạo ra tác phẩm. Các nước thuộc hệ thống pháp luật Anh – Mỹ sử dụng thuật ngữ bản quyền lại xuất phát từ khía cạnh thương mại, nhấn mạnh đến quyền sao chép, nhân bản tác phẩm, tức là chú trọng đến giá trị kinh tế của tác phẩm, chứ không phải là nhân thân tác giả, do đó quyền tinh thần của tác giả không mấy được coi trọng.

Theo dichvuthuonghieu

Tin khác

Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ SCMP, một nhóm gồm 8 tờ báo của Mỹ mới đây đã nộp đơn kiện OpenAI và Microsoft, những nhà phát triển ứng dụng ChatGPT, với cáo buộc vi phạm bản quyền.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên nhân ngày Sở hữu Trí tuệ Thế giới, diễn ra tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn vừa qua, đã thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng của sở hữu trí tuệ, đặc biệt là vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường số hiện nay.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Một nhà nghiên cứu AI đã kiện Amazon về vấn đề phân biệt và sa thải bất hợp pháp, với cáo buộc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khi phát triển các mô hình AI để cạnh tranh.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Tại Hội nghị Nghiên cứu Khoa học sinh viên về Sở hữu trí tuệ, một trong những đề tài được quan tâm là ‘‘Hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo’’ đã được đưa ra bàn luận và nhận được những đánh giá rất tích cực. 
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Công ty dược phẩm Acuitas Therapeutics và công ty CureVac vừa giải quyết vụ kiện đòi được công nhận là người phát minh từ phía Acuitas trong các liên quan đến vắc xin COVID-19.