SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Sáng chế hữu ích: Hệ thống máy sấy cây lúa non xuất khẩu của nông dân Ninh Bình

16:06, 18/09/2020
(SHTT) - “Hệ thống máy sấy cây lúa non xuất khẩu” của tác giả Đặng Ngọc Toàn, hội viên Hội Khuyến học xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình đã đươc thẩm định giải thưởng “Nhân tài đất Việt về khuyến học, khuyến tài” năm 2020 và được đánh giá cao.

Được biết, ông Đặng Ngọc Toàn sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo của Ninh Bình, ông vốn sáng dạ lại cần cù chịu khó, là một Cựu chiến binh làm thợ cơ khí, sản xuất dịch vụ.v.v. sau đó ông tập trung tìm tòi nghiên cứu về thiết bị liên quan chế tạo máy.

Ông Toàn nhận thấy để có sản phẩm cây lúa non xuất khẩu sang Nhật của nhân dân 3 huyện Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn tỉnh Ninh Bình thì họ phải dùng hệ thống máy sấy của Nhật. Tuy nhiên bộ cảm biến tự động phần mềm không phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu Việt Nam, giát thành cao và khi máy hỏng hóc lại phải mời chuyên gia Nhật Bản sang sửa chữa.

he thong may say

 Sáng chế hữu ích: Hệ thống máy sấy cây lúa non xuất khẩu của nông dân Ninh Bình

Vì vậy ông đã mày mò và chế tạo thành công được hệ thống máy sấy cây lúa non xuất khẩu đảm bảo được mọi yêu cầu của các chuyên gia của Trung tâm Thương mại Nhật Bản đề ra. Từ đó các doanh nghiệp khi có đơn hàng của Trung tâm Thương mại Nhật bản đặt hàng nhập cây lúa non thì doanh nghiệp xuất khẩu cây lúa non đã triển khai làm đảm bảo đúng thời gian tiến độ cũng như số lượng, chất lượng hàng theo yêu cầu nhờ sử dụng mấy sấy cây lúa non tác giả sáng chế ra.

Chiếc máy này có thể tiết kiệm thời gian sấy từ 12 giờ xuống 8-9 giờ. Tiết kiệm được nhiều nguyên vật liệu chất đốt (giảm 2/3 lượng nguyên vật liệu) so với sử dụng máy của Nhật. Số lượng người tham gia sấy (chỉ cần 1 người). Năng suất 1 sào Bắc Bộ lúa non xuất khẩu gấp 3 lần cấy lúa bình thường 1 sào Bắc Bộ. Nếu tính trồng lúa thu hoạch 1 sào Bắc Bộ được 1.800.000 đồng thì trồng cây lúa non xuất khẩu thu hoạch được từ 5,5 đến 6 triệu đồng. Giá thành máy chỉ bằng 1/7 giá mua nhập khẩu từ Nhật Bản (80 triệu/25.000USD). Đảm bảo kịp thời vụ thu hoạch cho người dân.

Đặc biệt, sản phẩm này đảm bảo môi trường trong sạch, không gây tiếng ồn; không có các khí thải, chất thải ra môi trường (các chất thải, khí thải đều đưa vào trong lò để sấy, không có khí thoát ra ngoài).

Có thể nói, ônng Đặng Ngọc Toàn là một trong những tấm gương người cao tuổi tự học, tự nghiên cứu, học tập suốt đời và tạo lập công trình “Hệ thống máy sấy cây lúa non xuất khẩu” và một số sáng chế khác. Sáng chế của ông đã được Giải Ba hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Ninh Bình lần thứ VIII (2016- 2017), được UBND tỉnh Ninh Bình tặng Bằng khen.

Lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội các cấp dự hội nghị thẩm định đều nhất trí đề nghị Hội đồng xét Giải thưởng “Nhân tài Đất Việt năm 2020” xét trao giải cho công trình sáng chế “Hệ thống máy sấy cây lúa non xuất khẩu” của ông Đặng Ngọc Toàn.

Vân Anh

Tin khác

Tài sản trí tuệ 19 giờ trước
(SHTT) - Trong những năm gần đây, Việt Nam đã ghi nhận sự gia tăng đáng kể về số lượng đơn đăng ký sáng chế của chủ thể trong nước. Theo các chuyên gia, để thúc đẩy động lực sáng chế và đổi mới sáng tạo, chúng ta sẽ cần sự đổi mới trong cách tiếp về sở hữu trí tuệ.
Tài sản trí tuệ 20 giờ trước
(SHTT) - LG Energy Solution (LGES), nhà sản xuất pin EV lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau CATL của Trung Quốc, mới đây đã có động thái nhằm cảnh báo hoặc thậm chí kiện những trường hợp nghi ngờ vi phạm bằng sáng chế của mình.
Tài sản trí tuệ 20 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, tại Diễn đàn Khoa học và kinh tế toàn cầu 2024, tổ chức tại Dubai, Anh hùng Lao động Hoàng Đức Thảo, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam đã nhận giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và danh hiệu Viện sĩ Danh dự.
Tài sản trí tuệ 22 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Văn phòng Bằng sáng chế và Thương hiệu Mỹ đã chính thức cấp cho Apple tổng cộng 46 bằng sáng chế. Nổi bật nhất trong số đó là sản phẩm kính thông minh.
Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Cuộc chiến pháp lý giữa các công ty dược phẩm từ năm 2022 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi mới đây, Pfizer và BioNTech đã yêu cầu một tòa án ở London (Anh) thu hồi các bằng sáng chế của công ty đối thủ Moderna về công nghệ phát triển vắc xin COVID-19.