SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 28/04/2024
  • Click để copy

Quy định chặt chẽ việc định danh người bán hàng: Giải pháp giảm thiểu hàng giả, hàng nhái

07:52, 18/01/2024
(SHTT) - Ngày 17/01/2024, Ban Chỉ đạo 138 Chính phủ về phòng, chống tội phạm (Ban Chỉ đạo 138/CP) và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.

Hội nghị đã thông qua báo cáo tóm tắt tình hình kết quả công tác năm 2023, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Ban Chỉ đạo 138/CP; báo cáo tóm tắt tình hình kết quả công tác năm 2023, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.

Năm 2023, tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động, phức tạp, khó lường. Trong nước, các thế lực thù địch gia tăng hoạt động chống phá; an ninh, trật tự tại một số nơi còn tiềm ẩn yếu tố bất ổn. Tội phạm về trật tự xã hội đã xảy ra 58.086 vụ, tăng 0,07% so với cùng kỳ năm 2022...

Tội phạm sử dụng công nghệ cao nổi lên là hành vi lừa đảo qua mạng xã hội gia tăng với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi khó phát hiện, đấu tranh. Hoạt động “tín dụng đen”, vay tiền nhanh, vay ngang hàng trên các nền tảng di động và qua mạng diễn ra phức tạp, một số vụ do người nước ngoài cầm đầu điều hành các trang mạng, đường dây phạm tội...

Bên cạnh đó là tội phạm vi phạm pháp luật về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm; tội phạm và vi phạm pháp luật về ma túy...

Trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc nổi lên hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép ma túy, pháo nổ, động vật hoang dã, thuốc lá, dược liệu, thực phẩm đông lạnh, gia cầm; diễn ra tình trạng khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép khoáng sản tại các tỉnh Lào Cai, Lai Châu...

dinh danh nguoi ban

 

Tại Hội nghị, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh cho biết, trong năm 2023, lực lượng quản lý thị trường phối hợp với các lực lượng chức năng, đặc biệt lực lượng hải quan, biên phòng để làm tốt công tác chống buôn lậu hàng giả, đặc biệt là gian lận thương mại trên môi trường điện tử.

Trong năm 2023, lực lượng quản lý thị trường đã thanh tra, kiểm tra hơn 71.000 vụ buôn lậu, hàng giả. Trong số này, các mặt hàng, nhóm ngành mà tỷ lệ vi phạm vẫn tương đối cao là nhóm mặt hàng liên quan đến xăng dầu; an toàn thực phẩm; thuốc lá điện tử, thuốc lá điếu; khí cười N2O; phân bón; vật tư y tế; hàng giả xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Theo Tổng cục quản lý thị trường, TMĐT phát triển bùng nổ đã và đang tạo ra thách thức cho các lực lượng chức năng trong công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa.

Ông Trần Hữu Linh cũng nhấn mạnh, việc bán hàng trên các mạng xã hội thì rất phổ biến. Nhưng có đặc điểm là livestream bán hàng 1 nơi nhưng kho hàng lại ở nơi khác, thậm chí là ở các địa điểm vùng sâu, vùng xa, giáp biên. Do vậy công tác nắm địa bàn ở đây là rất quan trọng… Vấn đề khác là dịch vụ vận chuyển hàng hóa hiện nay quá tiện lợi do vậy việc chuyển 1 món hàng ở bất kể đâu đến bất kể địa điểm nào trên lãnh thổ Việt Nam là rất dễ dàng với chi phí rất nhỏ… do vậy việc này vô hình trung có thể tiếp tay cho việc vận chuyển hàng cấm, hàng giả.

Hiện nay chỉ tính riêng 5 sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam đã có doanh thu từ 1 đến 1,2 tỷ USD… đó là chưa tính đến việc bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội của nước ngoài như Facebook và Tiktok… đây là các mạng xã hội xuyên biên giới, cho nên, các hành vi vi phạm đã vượt ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Đặc biệt là rất khó xác minh danh tính cũng như nghĩa vụ của người bán hàng.

Vì vậy theo ông, cần phải thay đổi những quy định, phải có những quy định để định danh được người bán. “Hiện nay, hàng triệu người bán ở trên mạng không định danh được, không biết được người bán nằm ở đâu. Đề án 06 của Bộ Công an về cơ sở dữ liệu dân cư là nền tảng rất tốt để yêu cầu các sàn giao dịch thương mại điện tử, người bán hàng trên mạng bắt buộc kê khai thông tin, định danh người bán hàng. Từ đó mới thực hiện được nghĩa vụ thuế, hoặc khi có thanh tra kiểm tra vi phạm thì mới xác định được", ông Linh cho hay.

Trong năm 2024, lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường đề nghị lực lượng Công an trong đó nòng cốt là Cục An mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao và lực lượng Cảnh sát kinh tế phối hợp chặt chẽ với lực lượng QLTT để triển khai có hiệu quả công tác chống hàng giả trên môi trường mạng.

Thái Hà

Tin khác

Tài sản trí tuệ 10 giờ trước
Liên tục sai phạm trong lĩnh vực y tế, Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế - Mega Gangnam bị Thanh tra Sở Y tế TP.HCM xử phạt 53 triệu đồng.
Tài sản trí tuệ 10 giờ trước
Cục Sở hữu trí tuệ và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp UBND huyện Phong Điền tổ chức công bố và trao văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận Hương xưa làng cổ Phước Tích và Đệm bàng Phò Trạch.
Tài sản trí tuệ 16 giờ trước
(SHTT) - Tại sự kiện hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (IPDAY 2024), sáng 26/4 tại Hà Nội, PGS.TS Lê Hoài Đức chia sẻ rằng người Việt chưa quen biến tài sản trí tuệ thành tiền.
Tài sản trí tuệ 16 giờ trước
(SHTT) - Theo thông tin từ cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Long, từ ngày 04/4/2024 đến ngày 15/4/2024, lực lượng QLTT Vĩnh Long kiểm tra phát hiện 5 doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức vi phạm về giả mạo nhãn hiệu, vi phạm về nhãn và không niêm yết giá. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính 117.000.000 đồng.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Cấp quyền hình ảnh nhân vật (Character Licensing) là chiến lược kinh doanh được nhiều tập đoàn sáng tạo trên thế giới áp dụng thành công và đem về những nguồn lợi nhuận khổng lồ. Vậy Character Licensing là gì và cơ hội nào cho các doanh nghiệp Việt Nam?