SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

Phát hiện ung thư bằng kim khâu thông minh

07:19, 17/10/2023
(SHTT) - Chiếc kim được ứng dụng công nghệ gọi là quang phổ Raman, chiếu tia laser công suất thấp vào phần cơ thể bị nghi ngờ nhiễm ung thư, với tiềm năng phát hiện bệnh chỉ trong vài giây, các nhà khoa học ở ĐH Exeter cho hay.

Loại kim khâu thông minh đã được phát triển bởi các nhà khoa học ở Anh, giúp tăng tốc độ phát hiện và chẩn đoán ung thư.

Các nhà nghiên cứu tin rằng công nghệ này có thể giúp đỡ trong việc chẩn đoán ung thư hạch, giảm sự lo lắng của bệnh nhân trong lúc chờ kết quả xét nghiệm. Hiện tại, người bị nghi ngờ mắc ung thư hạch phải được lấy mẫu tế bào, sinh thiết hạch để được chẩn đoán chính xác, vốn mất khá nhiều thời gian.

Raman-overview-1

 

“Kim thông minh Raman có thể đo đạc sự thay đổi phân tử liên kết với bệnh ở mô và tế bào nằm ở đầu kim. Từ đó chúng tôi có thể xác định xem người bệnh có khỏe hay không”, Trưởng dự án giáo sư Nick Stone nói.

Quang phổ Raman chủ yếu dùng để đo đạc mật độ và bước sóng của ánh sáng do phân tử phát ra. Quang phổ Raman đã được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực y học và điều chế thuốc như đo đạc tính chất của bệnh viêm nhiễm.

Nhà khoa học Michael Morris thuộc Đại học Michigan, Mỹ cho biết laser Raman có thể thay thế cho rất nhiều phương pháp phẫu thuật và chẩn đoán. Ưu điểm lớn nhất của quang phổ Raman chính là nó không cần phải xâm nhập cơ thể bệnh nhân, tốc độ chẩn đoán nhanh hơn và chính xác hơn so với phương pháp phẫu thuật truyền thống.

dqy1516011797

 

Khi một người nào đó sinh bệnh hoặc sắp sinh bệnh, chất hóa học trong các cơ quan của cơ thể có sự khác biệt lớn so với chất hóa học trong các cơ quan của cơ thể khỏe mạnh, do đó quang phổ Raman có thể phát sinh sự thay đổi trong các tổ chức ở những cơ thể khác nhau.

Các nhà khoa học thuộc phòng thí nghiệm Rutherford Appleton, Anh thường xuyên sử dụng laser Raman để phân tích tình trạng vôi hóa trong mô vú, bởi vôi hóa là dấu hiệu sơ khai của bệnh ung thư.

Phương pháp chẩn đoán quang phổ Raman có thể thực hiện sự chẩn đoán trong vòng vài phút và người bệnh có thể không cần đến việc chụp X-quang.

Đức Tài (t/h)

Tin khác

Khoa học Công nghệ 18 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, các nhà Khoa học đã tìm ra vật liệu mới mang tên "goldene" (lá vàng mỏng nhất thế giới) hứa hẹn nhiều ứng dụng quan trọng trong biến đổi carbon dioxide và sản xuất hydro.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ngày 26/4/2024, AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Apple sẽ ra mắt bản nâng cấp lớn của iPad Pro và iPad Air sau nhiều năm tại dự sự kiện Let Loose diễn ra vào ngày 7/5 tới.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Qualcomm đã nhận thấy tiềm năng của Ấn Độ trong lĩnh vực thiết kế chip khi bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn của nước này đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, đồng thời công ty cũng đang tận dụng đội ngũ kỹ sư tài năng của Ấn Độ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Diễn đàn khoa học và kinh tế toàn cầu năm 2024” do Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu của Ấn Độ (GTTCI India) tổ chức tại Dubai, GS.TS Nguyễn Văn Đệ của Việt Nam đã được Đại học Quốc tế Hoa Kỳ (IAU) trao bằng Viện sĩ danh dự.