SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

Phán quyết cuối cùng trong vụ kiện bản quyền của 'Apple Music'

07:28, 06/04/2023
(SHTT) - Mới đây, công ty công nghệ Apple Inc đã thua kiện trong vụ việc tranh chấp đăng ký nhãn hiệu liên bang Mỹ cho tên ứng dụng “Apple Music”.

Apple Music là dịch vụ truyền phát nhạc và video được phát triển bởi Apple Inc. Người dùng có thể chọn nhạc để truyền phát đến thiết bị của họ theo yêu cầu hoặc họ có thể nghe danh sách nhạc được quản lý hiện có.

Toà án phúc thẩm liên bang Mỹ đã bác bỏ lập luận của Apple về việc công ty có quyền ưu tiên trong sử dụng nhãn hiệu “Apple Jazz” với nghệ sĩ Charlie Bertini khi Apple sở hữu nhãn hiệu đó trước từ hãng âm nhạc Apple Corps Ltd của The Beatles.

Như vậy, quyết định của toà án không cho phép Apple đăng ký nhãn hiệu liên bang cho “Apple Music” bao gồm các buổi biểu diễn trực tiếp trên ứng dụng này. 

4783737_Apple_Music_pirating_p1

 

Phía Bertini đồng ý với phán quyết của toà án sau “thời gian đấu tranh lâu dài và khó khăn”: Có lẽ quyết định này cũng sẽ giúp các công ty nhỏ khác bảo vệ nhãn hiệu của họ. Còn đại diện Apple giữ quyền im lặng.

Apple ra mắt dịch vụ phát trực tuyến vào năm 2015 và cùng lúc đăng ký nhãn hiệu liên bang "Apple Music" bao gồm một số danh mục dịch vụ âm nhạc và giải trí. Bertini đã phản đối ứng dụng này, khẳng định tên “Apple Music” sẽ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu "Apple Jazz" ông đã sử dụng từ năm 1985 để quảng cáo các buổi hòa nhạc của mình.

Cả hai bên đều đồng ý nhãn hiệu của Apple có thể sẽ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, một tòa án của Văn phòng Thương hiệu Mỹ đã ra phán quyết có lợi cho Apple vào năm 2021, công nhận Apple có quyền sở hữu với tên này. Quyết định dựa trên việc Apple sử dụng nhãn hiệu "Apple" năm 1968 đối với các bản ghi âm công ty đã mua từ Apple Corps vào năm 2007.

Ngày 4/4 vừa qua, hội đồng toà án liên bang đã đưa ra phán quyết cuối cùng có lợi cho Bertini. Phán quyết chỉ ra Apple không có quyền sử dụng nhãn hiệu của “Apple Music” vào các buổi biểu diễn trực tiếp với nhãn “Apple Corps” vì Apple Corps chỉ sử dụng cho các bản ghi âm. 

Tòa án cho biết thêm: Việc gắn nhãn hiệu cho một hàng hóa hoặc dịch vụ không đồng nghĩa với quyền ưu tiên cho mọi hàng hóa hoặc dịch vụ khác trong đơn đăng ký bản quyền.

Năm 2019, Apple Music cũng vướng lùm xùm kiện cáo do Four Jays Music Company khởi kiện. Công ty này cáo buộc Apple Music sử dụng và phát hành các bản thu không bản quyền những ca khúc nổi tiếng dòng nhạc xưa như Billie Holliday, Charlie Parker, Dean Martin, Duke Ellington, Frank Sinatra. 

Hải Hà

Tin khác

Tài sản trí tuệ 6 giờ trước
Vẫn còn trong thời gian bị đình chỉ hoạt động, Thẩm mỹ quốc tế Lucy vẫn tiếp tục cung cấp dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn trái phép ngay ở trung tâm Quận 1 (TP.HCM).
Tài sản trí tuệ 14 giờ trước
(SHTT) - GlaxoSmithKline (GSK) đã đệ đơn lên tòa án liên bang Delaware, cáo buộc Pfizer và BioNTech vi phạm các bằng sáng chế liên quan đến công nghệ mRNA trong vắc xin ngừa Covid-19 của họ.
Tài sản trí tuệ 14 giờ trước
(SHTT) - Tại Hội nghị Nghiên cứu Khoa học sinh viên về Sở hữu trí tuệ, một trong những đề tài được quan tâm là ‘‘Hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo’’ đã được đưa ra bàn luận và nhận được những đánh giá rất tích cực. 
Tài sản trí tuệ 14 giờ trước
(SHTT) - Một nhà nghiên cứu AI đã kiện Amazon về vấn đề phân biệt và sa thải bất hợp pháp, với cáo buộc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khi phát triển các mô hình AI để cạnh tranh.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp xử phạt vi phạm hành chính, số tiền 45 triệu đồng và tịch thu 1.600 sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Liên kết hữu ích