SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Những lễ hội đặc sắc, đậm nét văn hóa khai hội trước Tết Nguyên tiêu

11:00, 20/02/2018
(SHTT) - Đầu Xuân là dịp người dân cả nước nô nứt đi lễ chùa, trẩy hội...Lễ hội đầu Xuân không chỉ là nơi gặp gỡ, giao lưu mà còn đậm dấu ấn 'thời gian' khởi nguồn từ hàng ngàn năm nay.

Theo quan niệm truyền thống của người Việt, bước sang năm mới người dân sẽ nô nức đi lễ chùa để cầu cho một năm nhiều may mắn, an bình...Những lễ hội đầu xuân không chỉ để giải trí mà còn mang đậm nét văn hóa dân tộc có từ hàng ngàn năm nay.

Lễ hội chùa Hương ở Mỹ Đức (Hà Nội)

Hội chùa Hương hay Trẩy hội chùa Hương được tổ chức tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức (Hà Nội).

chua huong

Chùa Hương khai hội mùng 6 tháng Giêng hàng năm.

Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội truyền thống có từ lâu đời ở miền Bắc. Được khai hội mùng 6 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Đến với lễ hội chùa Hương, du khách không chỉ được tham gia vào hành trình về cõi Phật mà còn được ngồi hàng giờ trên thuyền ngắn cảnh non nước mênh mông.

Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn (Hà Nam)

Đây là lễ hội truyền thống dựng lại hình tượng vua Lê Đại Hành (nhà Tiền Lê) cày ruộng tịch điền khuyến khích nông nghiệp. Đây là nét đẹp văn hóa trở về nguồn cội, lịch sử dân tộc.

tich dien

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn khai hội từ mùng 5 tháng Giêng.

Lễ hội được khôi phục sau nhiều năm thất truyền kể từ năm 2009. Khai hội từ mùng 5 đến mùng 7 tháng Giêng tại huyện Duy Tiên (Hà Nam).

Lễ hội đền Gióng - Sóc Sơn (Hà Nội)

den giong

Kiệu giò hoa tre trong Lễ hội Gióng.

Hội Gióng được tổ chức hàng năm ở Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Khai hội từ mùng 6 đến 12/4 âm lịch và chính hội là mồng 9 tháng giêng.

Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)

yen tu

Lễ hội Yên Tử khai hội mùng 10 tháng Giêng hàng năm.

Đây là một trong những trung tâm Phật giáo của Việt Nam. Khai hội  từ ngày 10 tháng Giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch). Đến với lễ hội du khách sẽ được thử thách leo núi để được chạm tới ngôi chùa làm bằng đồng nằm trên đỉnh non thiêng.

Lễ hội rước pháo làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh)

Hội rước pháo làng Đồng Kỵ là nghi thức truyền thống được nhiều người dân mong đợi nhất trong suốt 3 ngày hội từ mùng 4 đến 6 tháng Giêng Âm lịch hàng năm.

phao

Lễ hội rước pháo làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh)

Lễ hội là tưởng nhớ, tái hiện âm vang ngày Thánh Thiên Cương - vị tướng sau này được dân tôn thờ làm thành hoàng làng, người ra lệnh xuất quân đánh giặc. Hành khách đến với lễ hội còn được thưởng thức những giọng hát Quan họ mang đầy ý nghĩa của đội Tuồng làng.

Lễ hội núi Bà Đen (Tây Ninh)

Hội Linh Sơn Thánh Mẫu, còn gọi là hội xuân núi Bà Đen được khai mạc đúng mùng 4 Tết Nguyên Đán và kéo dài đến hết tháng Giêng.

ba den

Lễ hội núi Bà Đen (Tây Ninh)

Đây là lễ hội truyền thống nổi tiếng Tây Ninh và các tỉnh Đông Nam Bộ. Ngoài hành hương lễ Phật, núi Bà Đen với độ cao 968m còn là thử thách thú vị của các du khách mê chinh phục.

Lễ hội Đống Đa - Tây Sơn (Bình Định)

Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ chiến công lẫy lừng của các thủ lĩnh phong trào Tây Sơn, đặc biệt là người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ và kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.

dong da

Lễ hội Đống Đa - Tây Sơn (Bình Định)

Lễ hội diễn ra từ mùng 4 đến mùng 5 tháng Giêng âm lịch, tại Bảo tàng Quang Trung, thị trấn Phú Phong, Tây Sơn, Bình Định.

Lễ hội Lim (Bắc Ninh)

Hội Lim là một lễ hội lớn được tổ chức vào ngày 13 tháng giêng hàng năm ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Hội Lim có văn hóa đặc sắc với dân ca Quan họ nổi là nét kết tinh độc đáo của vùng văn hóa Kinh Bắc.

bac ninh

Lễ hội Lim (Bắc Ninh)

Ngày Hội Lim du khách khắp nơi lại nô nức tìm về đây để được nghe những anh liền chị giao cảm đắm say trong điệu hát lời ca quan họ và xem tục kết chạ, kết bạn đầy tình nghĩa.

Lễ hội Bà chúa Kho (Bắc Ninh)

Đền Bà chúa Kho nằm tại làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh. Đây cũng là một lễ hội lớn tại miền Bắc, nhất là đối với giới kinh doanh, làm ăn buôn bán. Cuối năm trả nợ, đầu năm đi vay Bà chúa Kho đã trở thành một phong tục tồn tại lâu đời tại Việt Nam.

chua kho

Lễ hội Bà chúa Kho (Bắc Ninh)

Ngày khai hội vào 14/1 âm lịch. Lễ hội có tục dâng hương, khấn vay tiền Bà Chúa (tượng trưng) “cầu tài phát lộc”.

Sơn Ca

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Trong bối cảnh vấn đề bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân đang trở thành đòi hỏi cấp bách, việc triển khai các chuẩn về an toàn thông tin (ATTT) sẽ giúp doanh nghiệp (DN) thiết lập các biện pháp bảo mật cần thiết để bảo vệ dữ liệu và hệ thống khỏi các mối đe dọa mạng.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Chủ trì cuộc làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết cần xác định chiến lược ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam để đặt hàng nhiệm vụ đào tạo nhân lực, dự báo chính xác thị trường.