SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 28/04/2024
  • Click để copy

Nghiên cứu mối liên quan giữa tăng huyết áp trên holter với rối loạn chuyển hóa tại Bệnh viện 199

10:49, 15/12/2023
(SHTT) - Nghiên cứu của Bệnh viện 199 đó là tiến hành khảo sát các yếu tố nguy cơ và đặc điểm của holter huyết áp 24h trên bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa. Từ đó đánh giá mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và sự biến đổi huyết áp ở bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa.

Để nghiên cứu, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp thiết kế nghiên cứu cắt ngang, 60 bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa, ghi nhận kết quả khám lâm sàng, xét nghiệm và theo dõi holter huyết áp 24h,

Và kết quả thu nhận được, đó là: Rối loạn chuyển hóa gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi 46 - 64 tuổi chiếm tỷ lệ 53,3. Huyết áp tâm thu, tâm trương của đa số bệnh nhân cả ngày đêm, 24h đều ở ngưỡng cao hơn bình thường. Bệnh nhân không có trũng chiếm tỷ lệ cao 51,7%. Bệnh nhân có quá tải huyết áp >75% chiếm tỷ lệ cao nhất 35%. Có 30% bệnh nhân có tăng vọt huyết áp về sáng sớm. Có 33,3% bệnh nhân có tăng áp lực mạch trên holter huyết áp. Có sự tương quan thuận với p

huyet ap

 

Từ đó, nhóm nghiên cứu cũng đưa ra kết luận: Huyết áp tâm thu, tâm trương của đa số bệnh nhân cả ngày đêm, 24h đều ở ngưỡng cao hơn bình thường, không có sự biến động nhiều giữa huyết áp ngày và đêm. Rối loạn chuyển hóa chiếm tỉ lệ nhiều nhất (53,3%) ở nhóm tuổi 46-64 tuổi. Thừa cân, béo phì có liên quan đến hiện tượng tăng huyết áp sáng sớm, tăng áp lực mạch và hiện tượng mất trũng.

huyet ap1

 

Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã chỉ rõ, hội chứng chuyển hóa (HCCH) là một rối loạn phức tạp với nhiều yếu tố nguy cơ như béo bụng, rối loạn đường huyết, lipid máu và tăng huyết áp đồng thời là nguy cơ chính gây ra bệnh tim mạch và đái tháo đường (ĐTĐ) tuýp 2. Những người mắc HCCH có nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 cao gấp 5 lần, nguy cơ tim mạch cao gấp 3 lần và nguy cơ tử vong cao gấp 2 lần so với người không mắc. Trên thế giới, HCCH ngày càng phổ biến, chiếm khoảng 20-30% dân số. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Liên Hạnh (2019) tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội ở những người khám sức khỏe định kỳ, tỷ lệ mắc HCCH là 20,4%.

Bệnh nhân mắc HCCH sẽ có những biến đổi khác nhau về chỉ số huyết áp, huyết áp ban ngày, ban đêm, khoảng trũng… Sự biến động này ảnh hưởng rất nhiều đến tổn thương cơ quan đích. Do đó, đánh giá chính xác biến động huyết áp trên bệnh nhân HCCH giúp các bác sĩ có những can thiệp kịp thời để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm, giảm gánh nặng cho xã hội.

Xuất phát từ những lý do trên, nhóm nghiên cứu tiến hành đề tài “Nghiên cứu mối liên quan giữa tăng huyết áp trên holter với rối loạn chuyển hóa tại bệnh viện 199” với mục tiêu khảo sát các yếu tố nguy cơ và đặc điểm của holter huyết áp 24h trên bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa và đánh giá mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và sự biến đổi huyết áp ở bệnh nhân này.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang

Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Bệnh viện 199 – Đà Nẵng, từ tháng 01/2023 đến tháng 08/2023.

Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa theo IDF đến khám và điều trị.

Cỡ mẫu, chọn mẫu: Lấy mẫu thuận tiện (Lấy tất cả các bệnh nhân trong giai đoạn tuyển bệnh), không phân biệt nam, nữ, chủng tộc, vùng miền. Cụ thể số bệnh nhân trong nghiên cứu của tôi là 60 bệnh nhân.

Các biến số nghiên cứu: Thông tin chung, thông tin về sức khỏe (chiều cao, cân nặng, vòng bụng), tiền sử hút thuốc, chỉ số huyết áp, chỉ số Glucose máu, bilan lipid máu, điện tâm đồ, số liệu theo dõi holtẻ huyết áp 24h

Kỹ thuật, công cụ và quy trình thu thập số liệu: Sau khi được chọn vào nghiên cứu, các đối tượng sẽ được thăm khám lâm sàng, khai thác tiền sử, bệnh sử, đo huyết áp, làm điện tim, xét nghiệm sinh hóa như: Glucose máu,  HbA1C, Cholesterol, Triglyceride, HDL-C, LDL-C, đo holter huyết áp 24h, lấy thông tin điền vào phiếu theo mẫu thu thập số liệu.

Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu sau khi thu thập đã được làm sạch, mã hóa. Tiến hành nhập bằng phần mềm Epidata 3.1, phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. Các cuộc phỏng vấn sâu được ghi âm, gỡ băng, đánh máy dưới dạng văn bản Word.

Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu đã được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Bệnh viện 199 thông qua theo công văn số 01/BV199 – HĐ ĐĐYK ngày 10/02/2023. Nội dung nghiên cứu đã được Cục Khoa học chiến lược và Lịch sử Bộ Công an (Cục V04) và Lãnh đạo Bệnh viện 199 – Bộ Công an thông qua.

Kết quả thu nhận được:

Các yếu tố nguy cơ và đặc điểm của holter huyết áp 24h trên bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa.

Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu

nghien cuu

Bảng 1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu 

Tỷ lệ rối loạn chuyển hóa ở nam là 55%, trong khi nữ giới chiếm tỷ lệ 45%. Nhóm tuổi 46-64 tuổi là nhóm có tỷ lệ rối loạn chuyển hóa cao nhất, đạt 53,3%. Trong số bệnh nhân, tỷ lệ béo phì là 40%, còn thừa cân chiếm tỷ lệ 36,6%

 Đặc điểm huyết áp

nghien cuu1

 Bảng 2. Đặc điểm huyết áp của nhóm nghiên cứu

Đặc điểm đường máu

 

nghien cuu2

 Bảng 3. Đặc điểm đường máu của nhóm nghiên cứu

Đặc điểm lipid máu trong nhóm nghiên cứu

nghien cuu3

 Bảng 4. Đặc điểm lipid máu của nhóm nghiên cứu

Các thành tố trong tiểu chuẩn chẩn đoán

nghien cuu5

Biểu đồ 1. Sự phân bố các thành tố trong tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn chuyển hóa ở nhóm nghiên cứu 

Đặc điểm holter huyết áp của nhóm nghiên cứu

Chỉ số huyết áp

nghien cuu6

Bảng 5. Huyết áp tâm thu và tâm trương thấp nhất, cao nhất, trung bình ngày, đêm, 24h của nhóm nghiên cứu 

Huyết áp tâm thu của một số bệnh nhân duy trì ở mức cao so với bình thường cả ngày và đêm, trong suốt 24 giờ. Huyết áp tâm trương cao nhất của bệnh nhân cũng được ghi nhận vào cả ban ngày, ban đêm và trong suốt 24 giờ, vượt lên trên ngưỡng bình thường

Đặc điểm trũng huyết áp của nhóm nghiên cứu

nghien cuu7

Bảng 6. Hiện tượng có trũng, không trũng theo giới 

Bệnh nhân không có trũng chiếm tỷ lệ cao, đạt 51,7%. Trong số này, tỷ lệ nam là 30%, trong khi tỷ lệ nữ là 21,7%.

Tình trạng quá tải huyết áp

nghien cuu8

Bảng 7. Phân nhóm quá tải huyết áp 

Bệnh nhân có quá tải huyết áp >75% chiếm tỷ lệ cao nhất 35%.

Tình trạng tăng vọt huyết áp sáng sớm trong nhóm nghiên cứu  

nghien cuu9

Bảng 8. Hiện tượng tăng vọt huyết áp sáng sớm 

30% bệnh nhân trải qua tăng vọt huyết áp vào buổi sáng sớm

Áp lực mạch

Phân loại 2 nhóm:  ≥ 50 và < 50

nghien cuu10

Bảng 9. Áp lực mạch đánh giá trên holter của nhóm đối tượng nghiên cứu 

  33.3% bệnh nhân có tăng áp lực mạch trên holter huyết áp.

Mối tương quan giữa chỉ số huyết áp và các yếu tố nguy cơ

nghien cuu11

Bảng 10. Tương quan giữa huyết áp holter 24h với các yếu tố nguy cơ 

Nhận xét: Có sự tương quan thuận với p

Mối tương quan giữa quá tải huyết áp và các yếu tố nguy cơ

nghien cuu12

 Bảng 11. Tương quan giữa quá tải huyết áp với các yếu tố nguy cơ

Nhận xét: Có sự tương quan thuận với p

Mối tương quan giữa tăng huyết áp sáng sớm và các yếu tố nguy cơ

nghien cuu13

Bảng 12. Mối liên quan giữa tình trạng tăng huyết áp sáng sớm và các yếu tố nguy cơ 

Nhận xét: Có mối liên quan giữa thừa cân, béo phì với hiện tượng tăng huyết áp sáng sớm (p < 0,05).

Mối tương quan giữa khoảng trũng và các yếu tố nguy cơ

nghien cuu14

 Bảng 13. Mối liên quan giữa khoảng trũng và các yếu tố nguy cơ

Nhận xét: Có mối liên quan giữa thừa cân, béo phì, rối loạn lipid máu với hiện tượng mất trũng (p < 0,05).

Qua nghiên cứu, có thể thấy, tỷ lệ rối loạn chuyển hóa gặp nhiều nhất ở lứa tuổi từ 46-64 chiếm tỷ lệ 53,3% và độ tuổi ≤ 45 tuổi cũng chiếm tỷ lệ khá cao 30%. Kết quả này cũng trùng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Anh về tình hình rối loạn chuyển hóa tại thành phố Đà Nẵng, tỷ lệ rối loạn chuyển hóa gặp nhiều nhất ở độ tuổi 45-59 chiếm 56,5%[2]. Đây là một con số đáng báo động vì tỷ lệ rối loạn chuyển hóa ngày càng gặp nhiều ở lứa tuổi trẻ ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn lao động chính của xã hội. Tỷ lệ rối loạn chuyển hóa ở nam chiếm 55% và nữ 45%, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. So sánh với một số nước trong khu vực khi áp dụng tiêu chuẩn ATP III với vòng bụng theo tiêu chuẩn Châu Á [5] Trung Quốc: 18,15% ở nam và 12,5% ở nữ; Malaysia: 24,7% ở nam và 23,8% ở nữ; Ấn Độ: 20,9% ở nam và 25,8% ở nữ. Trong nghiên cứu, đánh giá béo phì bằng chỉ số BMI cho 60 đối tượng có HCCH ghi nhận: Nhóm có chỉ số BMI 18,5-22,9 (bình thường) chiếm tỷ lệ 23,4%; tỷ lệ thừa cân 36,7% và béo phì chiếm tỷ lệ 40%.

Về các thành tố HCCH thì tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất 100%. Kết quả nghiên cứu nói trên trùng với kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Lan Phương, tỷ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân rối loạn chuyển hóa là 77,2% [4]. Tăng huyết áp trong HCCH liên quan béo phì và kháng insulin. Tăng nồng độ insulin huyết tương có thể làm tăng huyết áp do một hay nhiều cơ chế. Trong nghiên cứu, tỷ lệ phổ biến nhất là tăng Triglycerid (91,7%) sau đó đến giảm HDL-C (76,7%). Trong nghiên cứu có 21,7% bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường. Có tới 98% bệnh nhân có chỉ số đường huyết đói ≥ 5,6 mmol/l. Điều đó cho thấy những bệnh nhân rối loạn chuyển hóa đã có sự biến động về đường máu từ rất sớm. Đây là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn làm tăng tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường trong tương lai nếu không được quan tâm, kiểm soát chặt chẽ.

Tỷ lệ bệnh nhân có 3 thành tố trong tiêu chuẩn chẩn đoán chiếm tỷ lệ cao 60% và nhóm bệnh nhân có 4 thành tố cũng chiếm tỷ lệ rất cao 35%. Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Anh trên bệnh nhân nữ rối loạn chuyển hóa. Điều này có thể giải thích được là do nhóm đối tượng nghiên cứu nói trên có tỷ lệ nam giới cao. Theo các thống kê của nước ngoài, tỷ lệ nam giới có nhiều yếu tố nguy cơ cao hơn nữ. Việc kết hợp các yếu tố nguy cơ sẽ làm gia tăng các biến chứng tim mạch. Theo Lakka HM: Những người có các yếu tố nguy cơ HCCH cao nhất dễ tử vong do bệnh mạch máu tăng gấp 3,6 lần, do bệnh tim mạch gấp 3,2 lần và do tất cả các nguyên nhân khác gấp 2,3 lần.

Kết quả holter huyết áp: Hiện tượng có trũng hay không trũng huyết áp ban đêm đã được nhiều nghiên cứu trong nước và ngoài nước đề cập đến[3]. Theo nghiên cứu, tỷ lệ người không có trũng huyết áp chiếm 68,3%; kết quả nghiên cứu này gần giống với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết ở bệnh viện Tim mạch An Giang, tần suất không trũng huyết áp tâm thu là 72,2% và tâm trương là 77,8%. Nhìn vào bảng 7 ta thấy đa số bệnh nhân có hiện tượng quá tải huyết áp. Đặc biệt số bệnh nhân có quá tải huyết áp >75% chiếm tỷ lệ rất cao. Đây là một gáng nặng lớn đối với bệnh nhân có HCCH. Quá tải huyết áp kéo dài có thể dẫn đến hàng loạt biến chứng nguy hiểm như: tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim, suy thận, bệnh động mạch ngoại vi. Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu, tỷ lệ tăng huyết áp sáng sớm có 18 người chiếm tỷ lệ 30%. Tuy tỷ lệ này không cao nhưng nó là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa. Theo một nghiên cứu của Huỳnh Văn Minh, tỷ lệ xuất hiện đột quỵ trên bệnh nhân có HCCH cao gấp 3 lần ở người bình thường. PP (Chênh áp) hay còn gọi là áp lực mạch trong máy đo huyết áp là sự khác biệt giữa SYS (áp lực tối đa trong động mạch khi tim co bóp) và DIA (áp lực tối thiểu trong động mạch khi tim giãn ra). Trong nhóm đối tượng nghiên cứu, có 33,3% người có tăng áp lực mạch. Đây cũng là một dấu hiệu quan trọng cảnh báo biến cố, tuy nhiên nó còn được bác sỹ đánh giá trên các đối tượng bệnh nhân cụ thể để đưa ra chiến lược điều trị hay không.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy có sự tương quan thuận với p< 0.05 giữa chỉ số huyết áp tâm trương và tâm thu với các yếu tố nguy cơ như BMI, vòng bụng, glucose máu và triglycerid máu. Điều này một lần nữa khẳng định một trong những biện pháp kiểm soát tốt huyết áp là điều chỉnh cân nặng, đường máu và mỡ máu. Kết quả nghiên cứu của Dương Thùy Linh (2014) nghiên cứu yếu tố nguy cơ tim mạch ở các bệnh nhân tăng huyết áp khi khảo sát mối tương quan giữa HATTh và tất cả các YTNC cho thấy có sự tương quan có ý nghĩa thống kê p

Nghiên cứu nói trên còn có một số hạn chế cỡ mẫu mới chỉ đạt ở 60 đủ điều kiện.

Như vậy, có thể thấy qua nghiên cứu holter huyết áp của 60 bệnh nhân có Hội chứng chuyển hóa, nhóm nghiên cứu rút ra kết luận: Huyết áp tâm thu, tâm trương của đa số bệnh nhân cả ngày đêm, 24h đều ở ngưỡng cao hơn bình thường. Bệnh nhân không có trũng chiếm tỷ lệ cao 51,7%. Bệnh nhân có quá tải huyết áp >75% chiếm tỷ lệ cao nhất 35%. Có 30% bệnh nhân có tăng vọt huyết áp về sáng sớm. Có 33,3% bệnh nhân có tăng áp lực mạch trên holter huyết áp. Có sự tương quan thuận với p

Vì vậy nhóm nghiên cứu đề nghị cần theo dõi, đánh giá và kiểm soát tốt huyết áp ở những bệnh nhân có HCCH để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra; Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân rối loạn chuyển hóa để hạn chế tỷ lệ bệnh và góp phần kiểm soát tốt huyết áp trên bệnh nhân.

Lời cảm ơn từ nhóm nghiên cứu: Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài cấp cơ sở, tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc và xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Bệnh viện 199, cán bộ khoa Nội Tim mạch đã tận giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn nhóm nghiên cứu đã giúp đỡ tôi thu thập số liệu, chia sẻ kinh nghiệm và đặc biệt 60 khách hàng, bệnh nhân đã đồng ý tham gia nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Thị Lan P, Nguyễn Trọng H, Phan Hướng D, Nguyễn Thị Lan H. Hội chứng chuyển hóa ở người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị nội trú tại bệnh viện Nội tiết Trung ương, năm 2019-2020. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 4/2020;16(2):111-8.

2. O'Neill S, O'Driscoll L. Metabolic syndrome: a closer look at the growing epidemic and its associated pathologies. Obesity reviews: an official journal of the International Association for the Study of Obesity. 2015 Jan;16(1):1-12.

3. Grundy SM. Metabolic syndrome pandemic. Arteriosclerosis, thrombosis, and vascular biology. 2008 Apr;28(4):629-36.

4. Nguyễn Liên H. Hội chứng chuyển hóa và khẩu phần thực tế của khách hàng đăng kí khám sức khỏe tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2018 [Luận văn Thạc sĩ Dinh dưỡng]. Hà Nội: Trường Đại học Y Hà Nội; 2019.

5. Nguyễn Trọng H, Bùi Thị T, Ngô Thị Thu H. Hội chứng chuyển hóa của người trưởng thành đến khám tại Viện Dinh dưỡng năm 2020. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 10/2021;17(4):48-54.

6. Nguyễn Thị N, Trần Thị Phúc N. Tình trạng mắc hội chứng chuyển hóa và một số yếu tố liên quan của cán bộ viên chức tại trường Đại học Y Hà Nội. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 5/2017;13(2):12-8.

7. Nguyễn Thị Lan A. Nghiên cứu tình hình hội chứng chuyển hóa ở phụ nữ trên 45 tuổi tại thành phố Đà Nẵng năm 2009 [Luận án Chuyên khoa cấp II]. Huế: Trường Đại học Y Dược Huế; 2010.  

8. Lakka HM, Laaksonen DE, Lakka TA, Niskanen LK, Kumpusalo E, Tuomilehto J, et al. The metabolic syndrome and total and cardiovascular disease mortality in middle-aged men. Jama. 2002;288(21):2709-16.

9. Huỳnh Văn M, Cao Trường S, Nguyễn Tá Đ. Theo dõi huyết áp lưu động 24h từ lý thuyết đến thực hành. Huế: Nhà xuất bản Đại học Huế; 2015.

10. Nguyễn Thị T, Trương Thị Thu H, Nguyễn Hoàng Minh P. Khảo sát đặc điểm bệnh nhân tăng huyết áp không trũng qua theo dõi huyết áp 24 giờ. Kỷ yếu báo cáo khoa học bệnh viện Tim mạch An Giang năm 2011; 12/2011; Bệnh viện Tim mạch An Giang.

11. Dương Thị Thùy L, Nguyễn Tá Đ, Lê Thị Bích T. Đánh giá mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ tim mạch với huyết áp ở bệnh nhân tiền tăng huyết áp. Tạp chí Y học Lâm sàng. 4/2016;35:63-71.

Hoàng Văn Đức, Trần Nam Chung

Tin khác

Khoa học Công nghệ 18 giờ trước
(SHTT) - Ngày 26/4/2024, AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.
Khoa học Công nghệ 18 giờ trước
(SHTT) - Apple sẽ ra mắt bản nâng cấp lớn của iPad Pro và iPad Air sau nhiều năm tại dự sự kiện Let Loose diễn ra vào ngày 7/5 tới.
Khoa học Công nghệ 18 giờ trước
(SHTT) - Qualcomm đã nhận thấy tiềm năng của Ấn Độ trong lĩnh vực thiết kế chip khi bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn của nước này đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, đồng thời công ty cũng đang tận dụng đội ngũ kỹ sư tài năng của Ấn Độ.
Khoa học Công nghệ 18 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Diễn đàn khoa học và kinh tế toàn cầu năm 2024” do Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu của Ấn Độ (GTTCI India) tổ chức tại Dubai, GS.TS Nguyễn Văn Đệ của Việt Nam đã được Đại học Quốc tế Hoa Kỳ (IAU) trao bằng Viện sĩ danh dự.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty xe điện Pega Việt Nam vừa ra mắt sản phẩm xe máy điện mới Pega eSmart AI - sản phẩm được giới thiệu là "chiếc xe máy điện thông minh nhất hiện nay".