SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 08/05/2024
  • Click để copy

Ngành gia vị Việt Nam: Đa dạng, giàu tiềm năng phát triển

11:55, 26/08/2022
Bên cạnh thị trường gia vị đa dạng và tiềm năng, Việt Nam cũng là quốc gia xuất khẩu số lượng lớn các loại nguyên liệu như tỏi, ớt, bột quế, sả, gừng, hạt tiêu,…

Các gia đình Việt đều sử dụng nhiều loại gia vị trong mỗi bữa ăn. Từ đó, thị trường gia vị Việt trở nên hấp dẫn, tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất khi tung ra hàng loạt thương hiệu để thu hút khách hàng trong thời gian gần đây. 

Đa dạng và hấp dẫn

Theo thống kê của Hiệp hội Gia vị thế giới, Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về sản lượng quế, đứng thứ 2 sau Trung Quốc về sản lượng hồi. Quế hồi được tiêu thụ mạnh ở các thị trường Ấn Độ, Trung Đông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các nước châu Âu, đạt doanh thu xuất khẩu khoảng 400 triệu USD/năm.

Ở các nước có ngành công nghiệp chế biến phát triển, quế và hồi là nguyên liệu chính trong sản xuất mỹ phẩm và dược phẩm. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ quế và hồi còn tương đối khiêm tốn so với các sản phẩm gỗ khác nhưng với hơn 200.000 ha rừng, quế và hồi hiện đang là sinh kế bền vững cho hơn 200.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa.

Đặc biệt, trong số các loại gia vị của Việt Nam, hồ tiêu cũng là loại gia vị rất nổi tiếng trên thị trường thế giới và chiếm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cao. Việt Nam hiện vươn lên là nước sản xuất hồ tiêu lớn nhất thế giới với 40% sản lượng, xuất khẩu sang 110 quốc gia.

g

Việt Nam là quốc gia phát triển mạnh về sản xuất nguyên liệu các loại gia vị như: quế, hồi, hồ tiêu, ớt,...

Không dừng lại ở việc xuất khẩu các sản phẩm gia vị ở dạng thô, Việt Nam hiện cũng đang phát triển các loại gia vị dạng bột và dạng nước. Tại lễ hội “Tinh hoa gia vị Việt” được tổ chức vào ngày 28/4/2022 ở TP.HCM đã quy tụ hơn 1.000 sản phẩm gia vị của gần 100 doanh nghiệp khắp cả nước. 

Theo nhận định của các chuyên gia, gia vị Việt Nam hiện đang được thị trường thế giới lựa chọn. Các mặt hàng như muối tôm, muối ớt, nước mắm, nước chấm,... ngày càng trở nên phổ biến ở nước ngoài. Điển hình như các mặt hàng về muối chấm Tây Ninh, sốt chấm của thương hiệu Dh Foods đã chinh phục được thị trường các nước khó tính như: Nhật, Đức, Hàn, Anh, Mỹ, Úc, Nga,…

dh

Đa dạng các mặt hàng gia vị của thương hiệu Dh Foods trưng bày tại lễ hội "Tinh hoa gia vị Việt". 

Bên cạnh đó, các thương hiệu gia vị Việt Nam của nhiều doanh nghiệp lâu đời khác như Masan, Cholimex, Nosafood, Vianco, Trí Việt Phát,... cũng nỗ lực hết mình để cạnh tranh với các thương hiệu gia vị ngoại đầy kinh nghiệm cả trong và ngoài nước.

Nhiều tiềm năng phát triển

Trong thói quen nấu nướng của người Việt, những loại gia vị như ớt, tiêu, nước mắm, nước tương,... không thể thiếu để chế biến các món ăn. Với gần 100 triệu dân, Việt Nam là nơi tiêu thụ lượng lớn gia vị. Với diện tích đất dành để trồng các loại cây như tiêu, ớt, gừng, quế,... chiếm tỉ trọng lớn, cùng nghề đánh bắt hải sản làm nước mắm đã tạo nên sự đa dạng cho gia vị Việt. Không chỉ là nơi tiêu thụ, Việt Nam còn đầy tiềm năng xuất khẩu gia vị.

Tại buổi toạ đàm “Kinh tế gia vị từ góc nhìn nhà kinh doanh” tổ chức vào ngày 22/4/2022 ở TP.HCM, bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao chia sẻ với lợi thế địa lý trải dài trên nhiều vùng khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau, Việt Nam có sự đa dạng sinh học để tạo ra được những sản phẩm gia vị chất lượng rất đặc trưng, khác biệt với những sản phẩm cùng loại trên thế giới.

gv

Các doanh nghiệp gia vị Việt phát triển đa dạng các sản phẩm gia vị hỗn hợp, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Đặc biệt, ngành nông nghiệp và công nghiệp sản xuất gia vị và hương liệu của Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển đổi ấn tượng, đưa Việt Nam trở thành nguồn cung quan trọng cho thị trường thế giới.

Theo một báo cáo của Euromonitor, ngành hàng gia vị có quy mô thị trường khoảng 33.500 tỷ đồng, với 64% đóng góp từ nước chấm.

Trong phân khúc nước chấm, nước mắm chiếm tỷ trọng lớn nhất với tổng quy mô đạt 15.000 tỷ đồng. Cả nước có hơn 4.200 cơ sở tham gia sản xuất nước mắm; có hơn 1.000 cơ sở sản xuất nước mắm nguyên chất; hơn 60 cơ sở đóng chai và hơn 3.100 hộ tham gia sản xuất nước mắm. Tiếp sau là nước tương với quy mô 2.800 tỷ đồng và tương ớt 2.600 tỷ đồng.

nh

Sản phẩm gia vị của thương hiệu Dh Foods được bày bán tại Nhật Bản.

Tại Việt Nam, Chin-Su (Masan) đang dẫn đầu thị trường tương ớt với 60% thị phần. Mục tiêu của Masan Consumer, đến năm 2030, tương ớt Chin-Su sẽ trở thành một trong 10 thương hiệu tương ớt mạnh nhất thế giới, góp phần đưa nông sản chế biến kỹ thuật cao của Việt Nam ra quốc tế.

Bên cạnh tương ớt Chin-Su, nước mắm Nam Ngư cũng là thương hiệu được nhiều người Việt ở nước ngoài và người bản xứ ưa chuộng.

Tại triển lãm Foodex Japan, nhiều người tiêu dùng Nhật Bản đánh giá cao vị mặn mà của Nam Ngư - thương hiệu nước mắm chiếm thị phần số 1 tại Việt Nam. Đơn vị nhập khẩu cũng có kế hoạch phát triển hàng loạt công thức nấu ăn kết hợp giữa ẩm thực Nhật và các thương hiệu nước chấm Việt Nam để ngày càng nhiều người Nhật biết đến những sản phẩm này. 

Từ những thành công bước đầu kể trên, với lợi thế về vị trí địa lý, thời tiết, thổ nhưỡng cùng quá trình sản xuất, Việt Nam có rất nhiều điều kiện tốt để nâng cao và phát triển các thương hiệu gia vị. Tuy nhiên, hiện nay các loại gia vị Việt vẫn chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các thương hiệu nước ngoài như Knorr, Aji-ngon, Maggi,.. và đặc biệt là các sản phẩm gia vị có xuất xứ từ Ấn Độ.

Ông Bùi Phước Hoà, chuyên gia tư vấn Gia vị chuẩn hội nhập chia sẻ: "Gia vị Việt Nam rất phong phú nhưng để đẩy mạnh hướng đến nhiều người tiêu dùng thì chúng ta phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Chúng ta cần phải có một hệ thống quản lí đảm bảo được an toàn thực phẩm. Thứ hai phải ổn định được chất lượng sản phẩm đưa ra thị trường".

Như Quỳnh - Tường Vi

Tin khác

Kinh tế 7 giờ trước
(shtt) - Trong bối cảnh thị trường căn hộ Hà Nội tiếp tục đón các đợt tăng giá, Eurowindow River Park tọa lạc ngay trung tâm Đông Anh đang được người mua ở thực và giới đầu tư săn đón nhờ mức giá hợp lý, nhiều tiện ích vượt trội và tiềm năng tăng giá.
Kinh tế 7 giờ trước
(SHTT) - Sáng 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự Ngày Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024. Tại đây, thủ tướng đã chỉ rõ 3 mục tiêu, 6 nhiệm vụ trọng tâm để ngành ngân hàng tiên phong chuyển đổi số, phát triển lên tầm cao mới.
Kinh tế 1 ngày trước
Làm chủ công nghệ chế biến, thương hiệu Chocolate Hallelu "made in Vietnam" ra đời bởi anh Nguyễn Hồng Huy đã giúp nâng cao giá trị trái ca cao.
Kinh tế 1 ngày trước
Thời tiết nắng nóng kéo dài, việc thu mua trái cây cũng trở nên khó khăn khi lượng hàng hóa khan hiếm.
Kinh tế 2 ngày trước
Nhờ tiếp tục bàn giao các sản phẩm tại dự án Westgate (Bình Chánh, TP.HCM) và The Standard (Bình Dương), An Gia đạt lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ hơn 200 tỷ đồng trong quý I/2024. Công ty duy trì cơ cấu tài chính lành mạnh, nợ vay thấp và tiến đến hết nợ trái phiếu trong quý II/2024.