SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 16/09/2024
  • Click để copy

Mũi điện tử: Công nghệ mới giúp ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm

07:44, 03/12/2023
(SHTT) - Các chuyên gia hiện đã phát triển thành công mô hình mũi điện tử dựa vào cản biến và công nghệ AI có thể phát hiện thực phẩm nhiễm bệnh và đánh giá độ tươi ngon của thức ăn.

Nhiều loại vi khuẩn trong thức ăn có khả năng gây chết người như salmonella và E. coli. Cả hai loại vi khuẩn này đều có "đặc điểm điện tử" riêng, theo Raz Jelinek, nhà đồng phát triển một loại mũi điện tử mang tên Sensifi, kiêm giáo sư hóa học ở Đại học Ben Gurion tại Negev, Israel. "Chúng có tín hiệu điện tử riêng".

Dựa trên yếu tố này, một công ty Sensifi tại Israel đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI để tạo nên một loại mũi điện tử thông minh tên Sensifi.

Sensifi chứa các điện cực phủ hạt nano carbon có khả năng phát hiện mùi hoặc hợp chất hữu cơ để bay hơi (VOC) mà vi khuẩn phát ra. Những chủng vi khuẩn khác nhau sản sinh dấu hiệu VOC khác nhau, tạo ra tín hiệu điện riêng biệt ở cỗ máy Sensifi. Điều này sau đó được hệ thống phần mềm AI ghi nhận, đối chiếu với cơ sở dữ liệu và thông báo cho người dùng

Ở một diễn biến tương tự, Công ty NTT Data Business Solutions của Đức có một giải pháp mới để huấn luyện hệ thống AI giúp vận hành loại mũi điện tử mà họ đang phát triển. Trong một thử nghiệm, kỹ thuật viên mất 3 ngày đặt bột cà phê hòa tan bên cạnh cảm biến của AI. AI sau đó phải xác định một trong ba tùy chọn là cà phê ngon, cà phê tệ và không có cà phê.

mui-dien-tu-in-3d

Cảm biến của NTT gắn trên mũi điện tử in 3D. (Ảnh: NTT) 

Cảm biến của NTT được gắn trên một mô hình mũi người bằng nhựa in 3D. Công ty huấn luyện AI bằng cà phê và nhiều đồ ăn khác, qua đó nó có thể nhận biết mùi khi đồ ăn thức uống ở trạng thái tươi ngon. Theo công ty, mũi điện tử không chỉ phát hiện thức ăn nhiễm khuẩn mà còn đánh giá được độ tươi ngon của chúng. Điều đó sẽ giúp siêu thị hoặc quán cà phê biết mặt hàng nào cần bán trước.

Tại New Zealand, một công ty mang tên Scentian Bio phỏng theo râu của côn trùng để phát triển "cảm biến sinh học". Họ mô phỏng protein côn trùng và đặt vào cảm biến khứu giác. Andrew Kralicek, nhà sáng lập kiêm giám đốc công nghệ của công ty, cho biết kết quả của công nghệ sinh học này là những cảm biến của họ "nhạy gấp hàng nghìn lần so với mũi chó".

"Chúng tôi có thể sử dụng công nghệ dựa trên cảm biến sinh học ở khắp mọi nơi, trong thức ăn và kiểm soát chất lượng, phát hiện mầm bệnh trong thực phẩm, chẩn đoán bệnh nhanh không xâm lấn, trồng trọt bền vững, theo dõi môi trường", Kralicek nói.

 Quỳnh Trang

Tin khác

Khoa học Công nghệ 17 giờ trước
(SHTT) - Hành trình siêu xe Gumball 3000 đã khai mạc sáng ngày 14/9 tại đại lộ Lê Lợi (TP.HCM), quy tụ hơn 100 chiếc trên toàn thế giới tập hợp về Việt Nam. Dự kiến, đoàn xe sẽ khởi hành vào sáng ngày 15/9, đi qua Campuchia, Thái Lan, Malaysia và kết thúc tại Singapore.
Khoa học Công nghệ 17 giờ trước
(SHTT) - Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của Việt Nam giai đoạn 2019 - 2030 (VNEEP3) đã được triển khai. Đây là một phần không thể thiếu trong Chiến lược phát triển bền vững quốc gia, với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, hàng loạt hình ảnh và video rò rỉ của Galaxy S25 Ultra. Sản phẩm sẽ mang tới một số thay đổi về thiết kế so với các phiên bản trước.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vừa cấp phép cho phần mềm trợ thính không kê đơn, dự kiến sẽ được tích hợp vào các phiên bản AirPods Pro tương thích.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Việt Nam và Hoa Kỳ đang triển khai một loạt phiên khởi động chiến lược để thúc đẩy vai trò của Việt Nam trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu, tập trung vào phát triển nguồn nhân lực và chính sách công.