SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

Lừa đảo trực tuyến tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2023, nguyên nhân do đâu?

13:18, 06/07/2023
(SHTT) - Theo Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023, số lượng các cuộc lừa đảo trực tuyến đã tăng hơn 64% so với cùng kỳ năm ngoái.

Số lượng cuộc lừa đảo trực tuyến tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2023

Tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 7/2023 của Bộ TT&TT ngày 5/7, ông Trần Quang Hưng, Tập sự Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin cho biết, các đối tượng lừa đảo đã tận dụng được các các tiện ích, công nghệ hiện đại để tạo ra những hệ thống lừa đảo tinh vi, hiệu quả khiến người dùng rất khó nhận diện.

Theo thống kê của Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, trong 6 tháng đầu năm 2023, lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam tăng tới 64,78% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 37,82 % so với 6 tháng cuối năm 2022.

Các nhóm lừa đảo chính gồm giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác, với 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam.

nhan-dien-24-thu-doan-lua-dao-tren-khong-gian-mang

Một số hình thức lừa đảo trên không gian mạng - Cục An toàn thông tin. 

Xu hướng dịch chuyển đối tượng bị lừa đảo cũng được ghi nhận rõ trong năm nay, đó là nhóm người cao tuổi, trẻ em, sinh viên, người lao động thu nhập thấp-những đối tượng có khả năng nhận diện các dấu hiệu, hành vi lừa đảo còn thấp.

“Khi công nghệ phát triển, phổ cập smartphone nhiều, trẻ em, người cao tuổi, sinh viên, người lao động thu nhập thấp đều đã có smartphone. Thế nhưng, khả năng nhận diện các dấu hiệu, hành vi lừa đảo của các nhóm đối tượng này còn khá thấp. Vì thế, các nhóm lừa đảo đã tập trung mạnh vào những đối tượng này”, ông Hưng lý giải.

Đại diện Cục An toàn thông tin cũng cho biết, các nhóm lừa đảo trực tuyến hiện nay không chỉ giới hạn tại Việt Nam mà phần lớn đã hình thành các tổ chức lừa đảo ở nước ngoài. Những nhóm này cũng tập hợp được nhiều người Việt tham gia, tập trung tại các cơ sở đặt tại nước ngoài.

Qua phân tích, cơ quan chức năng cũng phát hiện, hiện nay, các đối tượng lừa đảo cũng không chỉ dùng 1 ứng dụng duy nhất mà còn sử dụng tới 195 hệ thống khác nhau, để lừa người dân cài ứng dụng nộp thuế online nhằm thực hiện dịch vụ công với ưu đãi giảm thuế… từ đó lừa đảo lấy số tài khoản ngân hàng, lừa tiền người dùng.

ong-tran-quang-hung-pho-cuc-truong-tap-su-cuc-an-toan-thong-tin-16885593782682048667722

 Theo ông Trần Quang Hưng, các đối tượng lừa đảo đã tận dụng được công nghệ hiện đại để tạo ra những hệ thống lừa đảo tinh vi - Ảnh: VGP/HM

Theo Cục An toàn thông tin, để ngăn chặn các vụ lừa đảo trực tuyến, ngoài xử lý về công nghệ, biện pháp kỹ thuật, một yếu tố khác vô cùng quan trọng là chúng ta cần phải thúc đẩy tuyên truyền các hình thức lừa đảo trực tuyến đến được càng nhiều người dân càng tốt.

"Khi mỗi người dân, mỗi đối tượng yếu thế biết nhận diện các hình thức lừa đảo, họ sẽ cảnh giác hơn. Vì vậy, Bộ TT&TT đã chính thức phát động chiến dịch "Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng, chống lừa đảo trực tuyến" tới người dân", ông Trần Quang Hưng chia sẻ.

Chiến dịch này sẽ được phủ sóng rộng khắp trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các nền tảng mạng xã hội để cung cấp đầy đủ thông tin, trang bị và phổ biến kiến thức về lừa đảo trực tuyến đến với mọi nhà, cho từng nhóm đối tượng, thông qua các clip tình huống lừa đảo trực tuyến phổ biến, hướng dẫn nhận diện 24 hình thức lừa đảo, đồng thời, cung cấp bộ cẩm nang kiến thức phòng tránh để bảo vệ bản thân và gia đình trên không gian mạng.

Theo đại diện Cục An toàn thông tin, một tín hiệu tích cực là thời gian gần đây, nhiều người dân đã chủ động thông tin tới cơ quan Nhà nước về việc mình đang bị lừa đảo trực tuyến. Việc này sẽ giúp phát hiện, nhận diện sớm và kịp thời tuyên truyền, lan tỏa cho nhiều người khác biết và cảnh giác với các tình huống, hình thức lừa đảo.

Dự kiến, vào đầu tháng 8, Cục An toàn thông tin sẽ công bố kết quả của chiến dịch “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến”.

Vẫn còn tình trạng tội phạm công nghệ sử dụng trạm phát sóng giả phát tin nhắn lừa đảo

Phát biểu tại buổi họp báo hôm 5/6, ông Trần Mạnh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện cho biết, tính từ đầu năm 2023 đến nay, các cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý 24 vụ sử dụng các trạm BTS giả để phát tán tin nhắn rác, trong đó, từ đầu năm 2023 đến nay, phát hiện và xử lý 15 vụ.

Theo lãnh đạo Cục Tần số vô tuyến điện, hiện cơ quan chức năng vẫn chưa thể ngăn chặn triệt để tình trạng này do chưa thể khắc phục lỗ hổng bảo mật của mạng 2G. 

Lợi dụng lỗ hổng đó, các  thiết bị của trạm phát sóng giả phát tán tín hiệu đè lên sóng của các nhà mạng, khi đó thuê bao di động kết nối vào trạm phát sóng giả này mà không qua các nhà mạng. Các thiết bị giả có thể thực hiện hàng nghìn tin nhắn trong 1 phút. Đặc biệt, trong nội dung tin nhắn rác thường gắn kèm các link lừa đảo, game độc hại, mạo danh website ngân hàng để lừa đảo…

img6163-16885594832381445732962

Toàn cảnh buổi họp báo - Ảnh: VGP/HM 

"Mạng di động này chỉ yêu cầu xác thực người sử dụng điện thoại nhưng không yêu cầu người sử dụng xác thực nhà mạng. Hiện tại, trên thế giới cũng chưa có giải pháp khắc phục triệt để vấn đề này”, ông Tuấn lý giải.

Cũng theo ông Tuấn, các trạm BTS giả này thường được nhập lậu vào Việt Nam, thiết bị rất nhỏ gọn nên các cơ quan chức năng rất khó khăn trong việc kiểm tra, phát hiện. Các thiết bị này cũng có thể sử dụng được trên các phương tiện cơ động như ô tô và xe máy nên rất thuận tiện để các đối tượng thực hiện hoạt động lừa đảo.

Quỳnh Trang

Tin khác

Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Cơ quan CSĐT Công an thành phố Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Nông Thị Hằng (SN 1987), trú ở xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội về hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả.
Pháp luật 3 ngày trước
(SHTT) - Cuộc chiến pháp lý giữa các công ty dược phẩm từ năm 2022 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi mới đây, Pfizer và BioNTech đã yêu cầu một tòa án ở London (Anh) thu hồi các bằng sáng chế của công ty đối thủ Moderna về công nghệ phát triển vắc xin COVID-19.
Pháp luật 4 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ Công an Thành phố Hà Nội, một nạn nhân đã trình báo về việc tham gia đầu tư tiền ảo và bị lừa đảo trực tuyến hơn 2 tỷ đồng. Đáng chú ý, các mánh khóe, chiêu lừa được các đối tượng sử dụng để moi tiền của nạn nhân đều không mới.
Pháp luật 5 ngày trước
(SHTT) - Trong buổi tọa đàm Luật sở hữu trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại, luật sư Vũ Thị Kim Dung (Rouse) đã có phần trình bày liên quan đến vấn đề pháp luật về xác lập quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, từ sửa đổi đến thực tiễn áp dụng.
Pháp luật 1 tuần trước
(SHTT) - Mới đây, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tổ chức Hội thảo khoa học tham vấn, trao đổi, thảo luận các nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.