SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 16/03/2024
  • Click để copy

Liệu có nên cấp bằng sáng chế cho trí tuệ nhân tạo hay không?

07:24, 05/06/2020
(SHTT) - Hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng trở nên thông minh, thậm chí, chúng có thể tự xây dựng các sản phẩm ứng dụng, hoặc các tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh. Tuy nhiên, liệu con người có nên cấp bằng sáng chế cho các sản phẩm từ AI?

Thực tiễn phát triển của AI

Trí tuệ nhân tạo đã chuyển đổi tất cả các lĩnh vực của nhiều quốc gia khác nhau bao gồm từ tài chính, y tế, ô tô, du lịch, giáo dục cũng như truyền thông. Vì vậy, các công ty đang buộc phải nghĩ lại về chiến lược kinh doanh của họ với các ứng dụng đổi mới của AI.

ai1

 

Các công ty đang hướng tới việc triển khai AI trong quy trình kinh doanh của họ, bên cạnh đó, các cá nhân cũng đang sử dụng AI trong cuộc sống hàng ngày để chơi trò chơi, đặt xe, thực hiện các giao dịch và thậm chí là để mua sắm. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu và nhà khoa học cũng đang nỗ lực phát triển các ứng dụng tiên tiến hơn với sự trợ giúp của AI, điều này sẽ thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sống, giao tiếp và làm việc.

AI thậm chí đã có thể tự tạo ra các sản phẩm hoàn chỉnh mà không cần tới sự giúp đỡ từ con người. Tuy nhiên, một câu hỏi gây tranh cãi gần đây đó là: "Liệu có nên cấp bằng sáng chế cho các sản phẩm do AI tạo ra?"

Đã có rất nhiều trường hợp chính phủ các nước từ chối cấp bằng sáng chế hoặc bản quyền cho các sản phẩm được tạo ra bởi các hệ thống AI, gần đây nhất là vụ việc của cỗ máy DABUS.

DABUS là hệ thống AI do giáo sư Stenphen Thaler phát triển. Hệ thống này sử dụng một hệ thống mạng lưới thần kinh nhân tạo nhằm tạo ra những ý tưởng mới.

DABUS đã tạo ra hai phát minh bao gồm một loại hộp đựng đồ uống mới dựa trên hình học phân dạng và một thiết bị phát tín hiệu trợ giúp hoạt động tìm kiếm và cứu hộ.

Cơ quan Sở hữu Trí tuệ của Vương Quốc Anh và Cơ quan quản lý sáng chế châu Âu cho rằng các ứng dụng này là hoàn toàn mới, sáng tạo và có thể áp dụng công nghiệp và đây là những tiêu chí chính để phát minh được cấp bằng sáng chế.

Tuy nhiên, Stephen L. Thaler mới đây cho biết, DABUS vẫn không được cấp quyền bảo hộ sáng chế, mặc dù, chiếc máy vẫn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho các phát minh này.

Chia sẻ quan điểm trong cuộc họp báo với Văn phòng Ủy viên PTO, ông Stephen L. Thaler cho biết, quyền sở hữu bằng sáng chế không chỉ giới hạn ở con người vì “chính máy DABUS đã nhận ra tính năng mới và sự nổi bật của sáng chế”, do đó “việc đặt tên DABUS cho phát minh mới là phù hợp”. Một trong những luật sư đã ủng hộ vấn đề bằng sáng chế của DABUS, Ryan Abbott, kêu gọi rằng hệ thống AI nên được xem xét có quyền sở hữu trí tuệ.

Có thể gọi AI là nhà phát minh hay không?

Câu trả lời của các nước Mỹ, Anh và Liên minh Châu Âu là không vì họ chưa sẵn sàng đặt trách nhiệm lên máy móc như chủ sở hữu các phát minh.

Theo luật sáng chế của Mỹ, thuật ngữ “nhà phát minh” chỉ có thể được sử dụng cho các cá nhân đã phát minh hoặc phát hiện ra ứng dụng và chỉ có những người đó mới có thể yêu cầu quyền sở hữu trí tuệ.

Thêm vào đó, Đạo luật Bằng sáng chế của Ấn Độ lại có một chút mơ hồ với quy định rằng một bằng sáng chế chỉ có thể được cấp cho 'nhà phát minh' đầu tiên của sáng chế đó, và cá nhân được cấp bằng sáng chế cần phải là “người” bình thường để có được quyền sở hữu. Tuy nhiên, đạo luật này cũng bao gồm các thực thể không phải là ‘người’ như các tổ chức chính phủ với tư cách là người sáng chế của một phát minh, do đó tạo ra sự nghi ngờ trong việc giải thích liệu máy móc AI có thể được cấp bằng sáng chế ở Ấn Độ hay không.

Mặc dù tưởng chừng rất đơn giản nhưng việc cấp bằng sáng chế cho máy móc lại đi kèm với một số thách thức.Theo các nhà chức trách, AI chỉ có thể hoạt động như một phương tiện để con người tạo ra các phát minh, chứ không phải là nhà phát minh.

Hơn nữa, chủ sở hữu của sáng chế hoặc ứng dụng có trách nhiệm ký hợp đồng, chịu trách nhiệm về sáng chế, nộp đơn kiện và thậm chí là cấp giấy phép, những điều chỉ có thể được thực hiện bởi con người, mà trí tuệ nhân tạo hiện chỉ được gọi là máy móc hoặc dịch vụ nên nó không thể có bất kỳ căn cứ nào trong các quy trình pháp lý.

Tuy nhiên, một trong những lý do quan trọng để thúc đẩy trí tuệ nhân tạo là tạo ra khả năng cho phép máy móc hoạt động mà không cần sự can thiệp của con người. Do đó, khi máy móc có thể tự mình phát triển một phát minh mà không có bất kỳ sự tham gia nào từ con người, nó cần được ghi nhận cho những đóng góp ấy.

Ngoài ra, theo luật định, nếu máy móc không được thừa nhận quyền sở hữu và con người cũng không chịu trách nhiệm cho phát minh thì bằng sáng chế có thể sẽ không được cấp. Điều này, có thể cản trở tính xác thực của sáng chế khi thực hiện thương mại hóa. Ngoài ra, nó cũng có thể tạo ra sự thờ ơ giữa các doanh nghiệp về việc tăng cường đầu tư vào các phát minh hữu ích của AI.

Penny Gilbert, chuyên gia luật sở hữu trí tuệ LLP tại Powell Gilbert cho biết: AI là một lĩnh vực phát triển nhanh chóng, được thiết lập để cách mạng hóa nhiều ngành công nghiệp và đưa ra nhiều vấn đề chưa được kiểm chứng xung quanh quyền sáng chế và quyền sở hữu các phát minh vào sử dụng. Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã bắt đầu tư vấn về vấn đề này và dự kiến sẽ tiếp tục thảo luận để có những thay đổi phù hợp với chính sách về sở hữu trí tuệ trong tương lai.

Việc cho phép đăng ký quyền sở hữu đối với những sáng tạo từ máy móc có thể trở thành một sự khích lệ to lớn đối với giới khoa học về lĩnh vực mới mẻ này. Hơn nữa, việc tuyên bố một người phải chịu trách nhiệm cho các vấn đề mà AI gây ra là không hợp pháp, điều này không chỉ vi phạm nhân quyền mà còn làm mất giá trị năng lực của con người.

Kết luận

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy AI đang dần tạo ra ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của con người. Các doanh nghiệp đã bắt đầu dựa vào công nghệ tiên tiến này để giải quyết các vấn đề kinh doanh phức tạp cũng như tạo ra các ứng dụng mới mà không cần sự trợ giúp của con người. Do đó, bắt buộc các cơ quan có thẩm quyền phải suy nghĩ lại về việc điều chỉnh luật pháp hiện hành và tạo ra các khung hướng dẫn cụ thể mới cho những nhà phát minh “phi con người” như máy móc, máy tính,...

Trên thực tế, những tin tức gần đây cho biết Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đang làm việc để hướng tới tái hoạch định lại chiến lược về chính sách sở hữu trí tuệ của họ về trí tuệ nhân tạo. WIPO cũng đã phát hành một dự thảo sửa đổi, ghi nhận vai trò ngày càng tăng của AI trong quá trình phát minh và quyết định tiến hành một phiên thảo luận trực tuyến trong tháng tới để bàn về các câu hỏi liên quan đến vấn đề có nên cấp quyền sở hữu cho các cỗ máy AI hay không.

Tuy nhiên, cho đến khi vấn đề về bằng sáng chế AI được giải quyết, công nghệ tiên tiến này vẫn chỉ có thể được gọi là công cụ hỗ trợ con người phát minh ra ý tưởng. Và, cùng với đó, các doanh nghiệp nên đảm bảo rằng con người tham gia tốt vào quá trình tạo ra phát minh cùng với AI để ứng dụng vào thực tiễn các bằng sáng chế.

Tuấn Anh

Tin khác

Tài sản trí tuệ 22 giờ trước
(SHTT) - Microsoft đã đồng ý giải quyết vụ kiện vi phạm bằng sáng chế với Viện Công nghệ California (Caltech) liên quan đến công nghệ Wi-fi. Cả hai bên đi đến thỏa thuận sau khi Caltech giành chiến thắng trong một vụ kiện triệu đô đối với Apple và Broadcom vào năm 2020.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) đã công bố số liệu thống kê đơn xin cấp bằng sáng chế quốc tế theo Hiệp ước Hợp tác Sáng chế (PCT) năm 2023. Theo đó, Trung Quốc là quốc gia có số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế quốc tế nhiều nhất thế giới.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Apple thông báo sẽ vô hiệu hóa tính năng giám sát lượng oxy trong máu trên hai mẫu Apple Watch phổ biến nhất, nhằm tuân thủ quyết định của tòa án yêu cầu phục hồi lệnh cấm bán hàng sau một tranh chấp về bằng sáng chế.
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Đối với các công ty khởi nghiệp, việc có thể bảo vệ tốt các tài sản trí tuệ sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng nền tảng vững chắc tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và lâu dài.
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ đã đăng tải bằng sáng chế của Apple về một loại màn hình gập không nếp gấp. Nếu có thể hiện thực hóa, nhà 'Táo' có thể tạo nên định nghĩa mới cho sản phẩm điện thoại gập.