SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

LG Electronics 'tố' TCL vi phạm bằng sáng chế liên quan tới công nghệ sản xuất TV

07:17, 30/04/2022
(SHTT) - Mới đây, LG Electronics đã đệ đơn kiện vi phạm bằng sáng chế chống lại TCL, cho rằng nhà sản xuất thiết bị gia dụng Trung Quốc đã vi phạm các bằng sáng chế liên quan đến TV của hãng.

Cụ thể, LG Electronics đã đệ đơn kiện TCL lên Tòa án Quận phía Đông của Texas, Hoa Kỳ vào ngày 21/4 (theo giờ địa phương). Công ty khẳng định rằng các sản phẩm TV của TCL bán tại Hoa Kỳ đã vi phạm các bằng sáng chế tiêu chuẩn của hãng. Tập đoàn công nghệ nặng đa quốc gia Hàn Quốc cho biết TCL đã phớt lờ yêu cầu gia hạn giấy phép của LG Electronics trong hơn 3 năm.

LG TLC

 

Theo đó, các bị đơn trong vụ kiện này liên quan đến TCL Holdings ở Hồng Kông cũng như các tập đoàn TCL ở Trung Quốc, Việt Nam và Hoa Kỳ.

Các công nghệ được đề cập bao gồm giao diện người dùng TV, xử lý hình ảnh và âm thanh cũng như các công nghệ liên quan đến Wi-Fi. Danh sách các bằng sáng chế được hiển thị trên trang web chính thức của LG Electronics cho thấy TCL đã vi phạm 6 bằng sáng chế được sử dụng cho các nhóm sản phẩm TV chính của LG Electronics gồm TV đi-ốt phát quang hữu cơ (OLED), TV Nanocell, TV 8K và TV 4K Ultra HD.

Theo biên bản các sự kiện được liệt kê trong đơn khiếu nại, trong vòng hai năm kể từ khi LG Electronics yêu cầu TCL gia hạn hợp đồng cấp bằng sáng chế vào tháng 11/2018, công ty đã đề nghị đàm phán hơn 10 lần với phía bị đơn. Tuy nhiên, nhà sản xuất thiết bị gia dụng Trung Quốc này đã từ chối.

Thời hạn gia hạn hợp đồng cấp phép bằng sáng chế do LG Electronics đề xuất ban đầu là cuối năm 2018. Tuy nhiên, cuộc họp đầu tiên về việc gia hạn hợp đồng giữa hai thương hiệu trên được tổ chức vào tháng 7/2021, hơn 17 tháng sau khi TCL lần đầu tiên đưa ra phản hồi vào tháng 2/2020.

Theo thông tin ghi nhận, ngay tại thời điểm này, TCL đã tỏ thái độ “thờ ơ” trên bàn đàm phán khi yêu cầu thêm thời gian để đo lường giá trị bằng sáng chế của LG Electronics. Phía nguyên đơn, LG Electronics nhấn mạnh rằng TCL đã phát triển và sản xuất các sản phẩm sử dụng công nghệ này mặc dù công ty biết rõ họ đã vi phạm một số bằng sáng chế của LG Electronics trong khoảng thời gian từ năm 2019 đến năm 2020.

Một quan chức LG Electronics cho biết: “Chúng tôi đã đàm phán về giấy phép bằng sáng chế với TCL từ cuối năm 2018, nhưng TCL không đưa ra phản hồi chính thức, vì vậy chúng tôi không còn cách nào khác ngoài việc đệ đơn kiện”.

LG TLC 1

 

Đây không phải là lần đầu tiên LG Electronics đệ đơn kiện bằng sáng chế chống lại một đối thủ cạnh tranh Trung Quốc. Chỉ tính trong các vụ việc liên quan đến TCL, đây là lần thứ ba LG Electronics đệ trình các đơn kiện lên tòa án chống lại TCL với cáo buộc vi phạm bằng sáng chế.

Hai vụ kiện trước đó diễn ra vào năm 2007 và 2019. Cụ thể, vào năm 2007, LG Electronics đã đệ đơn kiện TCL vì vi phạm bằng sáng chế công nghệ liên quan đến TV và vụ kiện đã được kết thúc bằng một dàn xếp. Vào tháng 11/2019, 12 năm sau, một vụ kiện vi phạm bằng sáng chế tiêu chuẩn phát triển lâu dài (LTE) của điện thoại thông minh đã được đệ trình chống lại TCL lên Tòa án quận Mannheim ở Đức. Kết quả, LG Electronics đã thắng kiện vào tháng 3/2021.

Ngoài ra, LG Electronics đã đệ đơn kiện HiSense, một công ty thiết bị gia dụng khác của Trung Quốc vào tháng 11/ 2019 vì vi phạm bằng sáng chế đối với 4 công nghệ liên quan đến TV. Vụ kiện đã được giải quyết ngoài tòa án vào tháng 3/2021.

Những người trong ngành cho rằng các hành vi vi phạm bằng sáng chế liều lĩnh của các công ty Trung Quốc là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến các vụ kiện bằng sáng chế như vậy.

Các chuyên gia nhận định LG Electronics đang thực hiện những hành động quyết liệt để bảo vệ các bằng sáng chế của mình và đưa ra quyết định chiến lược sử dụng điều này làm đòn bẩy để làm chậm quá trình theo đuổi của các nhà sản xuất TV Trung Quốc đối với LG Electronics trên thị trường TV.

Hoài Linh

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 phút trước
(SHTT) - Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 20 giờ trước
Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “LuxCell - Ứng dụng liệu pháp tế bào gốc trong y học tái tạo” ngang nhiên quảng cáo và hành nghề trái phép trong lĩnh vực khám, chữa bệnh và tàng trữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc tại địa chỉ số 186 – 186A Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10, Quận 3.
Tài sản trí tuệ 20 giờ trước
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở kinh doanh tắm hơi, massage nhưng lại treo bảng hiệu Cheongdam - Dong cùng với các dòng chữ tiếng Hàn Quốc ngang nhiên quảng cáo là “phòng khám điều trị suy giãn tĩnh mạch thuộc top 1 châu Âu”.
Tài sản trí tuệ 21 giờ trước
(SHTT) - Trong những năm gần đây, Việt Nam đã ghi nhận sự gia tăng đáng kể về số lượng đơn đăng ký sáng chế của chủ thể trong nước. Theo các chuyên gia, để thúc đẩy động lực sáng chế và đổi mới sáng tạo, chúng ta sẽ cần sự đổi mới trong cách tiếp về sở hữu trí tuệ.
Tài sản trí tuệ 22 giờ trước
(SHTT) - LG Energy Solution (LGES), nhà sản xuất pin EV lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau CATL của Trung Quốc, mới đây đã có động thái nhằm cảnh báo hoặc thậm chí kiện những trường hợp nghi ngờ vi phạm bằng sáng chế của mình.