SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

GS Gurdev Singh Khush và câu chuyện cả đời vì cây lúa gạo

11:59, 22/12/2023
(SHTT) - GS Gurdev Singh Khush cùng GS.Võ Tòng Xuân là 2 chủ nhân của Giải Đặc biệt VinFuture 2023 dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển với công trình "Phát minh và phổ biến giống lúa kháng bệnh". Mới đây, các nhà khoa học đã có những chia sẻ về câu chuyện cả đời vì cây lúa gạo.

Tối 20/12 vừa qua, Lễ trao giải VinFuture 2023 đã chính thức được tổ chức và vinh danh các nhà khoa học có thành tựu quan trọng giúp thay đổi thế giới. 

Theo đó, trong mùa Vinfuture thứ 3, Việt Nam đã có nhà khoa học đầu tiên giành được giải thưởng là GS.Võ Tòng Xuân. Ông cùng với nhà khoa học người Mỹ gốc Ấn - G. Gurdev Singh Khush, đã đoạt giải đặc biệt dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển với công trình "Phát minh và phổ biến giống lúa kháng bệnh".

screenshot-2023-12-21-065303-17031621446681210018851

GS. Võ Tòng Xuân và GS. Gurdev Singh Khush (ở giữa) nhận giải Đặc biệt dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển tại VinFuture 2023 

Sau đêm nhận giải,  Gurdev Singh Khush và GS Võ Tòng Xuân đã có buổi chia sẻ về câu chuyện dành cả đời cho sự nghiệp cây lúa gạo tới công chúng tại Đại học VinUni.

Được mệnh danh là "phù thuỷ cây lúa" với nghiên cứu hàng loạt hàng dòng IR (như IR36, IR64) cho năng suất cao và kháng sâu bệnh, giúp phần giải quyết các thách thức thực tế nguy cơ xảy ra nạn đói ở châu Á, đồng thời là một trong những nhà nghiên cứu tiên phong trong việc tạo ra nhiều giống lúa kháng sâu bệnh, thời gian sinh trưởng ngắn và cho năng suất cao, GS.Gurdev Singh Khush cho biết, ông đến Việt Nam từ năm 1969 và có thời gian  làm việc khá thường xuyên với các nhà khoa học về lúa gạo ở Việt Nam, đặc biệt là GS. Võ Tòng Xuân.

Trong câu chuyện chia sẻ tại VinUni, GS. Gurdev Singh Khush chia sẻ, ông sinh ra trong một gia đình làm nông nghiệp. Thập niên 60, 70 của thế kỷ trước, nhiều nơi thiếu đói, đặc biệt là châu Á. Ở Ấn Độ, mỗi năm phải nhập 10 triệu tấn ngũ cốc để cung cấp lương thực cho người dân. Điều đó đã trở thành động lực to lớn khiến ông dùng cả cuộc đời mình để gắn bó cùng cây lúa gạo.

"Động lực nghiên cứu của tôi là làm thế nào để tạo ra giống lúa cho năng suất cao hơn, sao cho nhà nào cũng có gạo ăn", GS. Gurdev Singh Khush nói.

Giáo sư người Mỹ gốc Ấn cho biết, muốn tạo ra năng suất cao hơn phải thay đổi các giống cây trồng, giảm thời gian trồng và thu hoạch, giảm chiều cao của cây. Trước đây, cây cao 1,5m nhưng sau chỉ cao 20-30cm; trước thời gian cây sinh trưởng từ hạt phải 3 tháng nhưng sau chỉ 2 tháng...

Nhờ thế, thay vì trồng 1 vụ, nhà nông trồng được 2-3 vụ thông qua rút ngắn thời gian sinh trưởng, tăng mùa vụ khai thác, tăng 30% năng suất, tăng cơ hội sản xuất lúa gạo toàn cầu. Điều này giúp các nước không còn sợ nạn đói và có thể tự cung tự cấp lương thực. Ấn Độ từ chỗ phải nhập 10 triệu tấn lương thực/năm, nay đã tự bảo đảm lương thực cho toàn dân, từ đó đóng góp cho cách mạng xanh.

GS Gurdev Singh Khush nhận định rằng, sự biến đổi nhanh chóng của khí hậu hiện nay sẽ đặt ra nhiều thách thức trong lai tạo giống lúa. Bên cạnh đó, việc tạo ra những giống lúa đáp ứng tốt hơn với sức khỏe của con người hiện nay cũng sẽ là bài toán mà các nhà khoa học phải giải trong tương lai.

Nhận xét về năng lực nghiên cứu lúa gạo ở Việt Nam, GS Gurdev Singh Khush cho biết, nước ta là quốc gia có năng lực nghiên cứu rất tốt bởi có được 3 yếu tố: Thứ nhất, đội ngũ nhà khoa học được đào tạo bài bản về nhân giống, về trồng trọt. Thứ hai, ở Việt Nam cũng có hệ thống có thí nghiệm trọng điểm về nghiên cứu lúa gạo. Thứ ba, Chính phủ Việt Nam là Chính phủ kiến tạo, khích lệ hoạt động này.

Như vậy Việt Nam có đủ cả 3 điều kiện là nhà khoa học, cơ sở vật chất - phòng thí nghiệm và chính sách của nhà nước. Điều đó được phản ánh trong thực tế khi từ một nước nhập khẩu lương thực, thiếu đói ở những năm 70, 80 của thế kỷ trước, tới nay, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Ấn Độ.

Đó là những trái ngọt thu được từ những nỗ lực của các nhà khoa học và Chính phủ Việt Nam trong sự nghiệp phát triển của khoa học, công nghệ tại lĩnh vực nhân giống lúa.

Đứng trước dự báo về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là trong thời gian tới khi diện tích đất liền có thể bị thu hẹp, GS. Gurdev Singh Khush nhấn mạnh, cần có sự nghiên cứu và phát triển các công nghệ hiện đại "như công nghệ trồng trọt mới, công nghệ phân bón mới, công nghệ sản xuất mới về lúa gạo sao cho vẫn tăng được năng suất nhưng mà không làm tăng phát thải và không làm nghiêm trọng hơn biến đổi khí hậu".

"Để làm chậm hoặc giảm tác động của biến đổi khí hậu thì có rất nhiều cách, chẳng hạn như một trong những phương thức chúng ta phát triển ra những giống lúa có sản lượng cao hơn, năng suất cao hơn, khi mà sản lượng cao hơn, năng suất cao hơn thì mình không nhất thiết phải trồng một diện tích lớn mới đủ sản lượng cần thiết mà chỉ cần trồng ở diện tích nhỏ thôi.

Thứ hai sử dụng những công nghệ hiện đại sao cho vẫn sản xuất được lúa gạo, nhưng giảm tác động về biến đổi khí hậu. Đây là những cách giúp chúng ta có thể thích ứng với biến đổi khí hậu và đảm bảo đủ lương thực cho các thế hệ tương lai trong 30, 40, 50 năm nữa", GS. Gurdev Singh Khush cho biết.

Quỳnh Trang

Tin khác

Khoa học Công nghệ 13 giờ trước
(SHTT) - Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Đường bộ Hoa Kỳ (NHTSA), khoảng hơn 20.000 xe ô tô Hyundai Santa Fe thế hệ mới sẽ bị triệu hồi do hệ thống camera lùi có nguy cơ bị mất hình ảnh hiển thị trên màn hình dẫn đến giảm tầm nhìn của lái xe phía sau và tăng nguy cơ tai nạn.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, các nhà Khoa học đã tìm ra vật liệu mới mang tên "goldene" (lá vàng mỏng nhất thế giới) hứa hẹn nhiều ứng dụng quan trọng trong biến đổi carbon dioxide và sản xuất hydro.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Ngày 26/4/2024, AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Apple sẽ ra mắt bản nâng cấp lớn của iPad Pro và iPad Air sau nhiều năm tại dự sự kiện Let Loose diễn ra vào ngày 7/5 tới.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Qualcomm đã nhận thấy tiềm năng của Ấn Độ trong lĩnh vực thiết kế chip khi bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn của nước này đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, đồng thời công ty cũng đang tận dụng đội ngũ kỹ sư tài năng của Ấn Độ.