SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

Đường sắt đô thị là xương sống của mạng lưới hạ tầng giao thông

08:15, 19/01/2024
(SHTT) - UBND TP Hà Nội và UBND TP.HCM đã đồng tổ chức hội thảo phát triển hệ thống đường sắt đô thị ở hai TP, với mục tiêu đưa ra các giải pháp đột phá để xây dựng hệ thống metro nhanh nhất cho 2 TP với mức chi phí hợp lý.

Tầm quan trọng của đường sắt đô thị

 Tại hội thảo, các đại biểu tập trung trao đổi 5 chủ đề chính, trong đó trọng tâm là trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD); mô hình TOD cùng với các công cụ thu hồi giá trị gia tăng từ đất (LVC).

Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, Thủ đô Hà Nội và TP.HCM là hai đô thị đặc biệt, hai đầu tàu kinh tế của cả nước, giữ vai trò trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và an ninh quốc phòng, cũng là hai đô thị có diện tích và dân số lớn nhất cả nước.

Cùng với xu thế phát triển, giao thông công cộng ngày càng có vai trò quan trọng, nhất là đối với các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM. Trong đó, hệ thống đường sắt đô thị được coi là trục “xương sống” của mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông.

Theo ông, Hà Nội và TP.HCM đang dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án metro. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu các giải pháp, hoàn thiện cơ chế, chính sách.

Đồng thời tìm hiểu, học tập những kinh nghiệm, phương thức mới, "đột phá" nhằm triển khai đồng bộ và sớm hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị theo kết luận 49 của Bộ Chính trị.

duong sat metro

 

Trong khi đó, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường nhìn nhận mục tiêu hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM vào năm 2035 được đưa ra trong Kết luận số 49 của Bộ Chính trị là "một thách thức vô cùng to lớn đối với các cấp ủy đảng, chính quyền và toàn thể nhân dân hai thành phố". 

Theo ông Cường, nếu tiếp tục triển khai với cách làm tương tự trong 20 năm qua thì không thể thực hiện được mục tiêu này. Do đó, lãnh đạo hai thành phố khẳng định cần tiếp tục tăng cường sự đồng hành, phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong triển khai chủ trương trên trong thời gian tới.

Để thực hiện được, ông Cường nhấn mạnh cả Hà Nội và TPHCM phải quyết tâm lãnh đạo thực hiện quyết liệt, toàn diện, mạnh mẽ và đột phá các lĩnh vực liên quan; có sự phối hợp triển khai chặt chẽ và hiệu quả trong quy hoạch, chỉnh trang đô thị gắn với TOD, huy động nguồn lực, công tác thu hồi đất, bồi thường GPMB, tái định cư. 

Những khó khăn trong việc phát triển và bảo trì hệ thống metro

Cũng tại hội thảo, GS. Vũ Minh Khương, Trường Chính sách công Lý Quang Diệu nhận định hai đô thị trên có thể gánh chịu tổn thất rất lớn và không ngừng tăng nếu không chú trọng đặc biệt vào phát triển hệ thống đường sắt đô thị (metro); bao gồm các tổn thất về phí thời gian di chuyển, chi phí tiêu hao nhiên liệu, phát thải CO2 tăng, sức khỏe và lòng tin của người dân giảm sút...

Chuyên gia dẫn tính toán của Forbes cho thấy tắc nghẽn giao thông mỗi năm làm thiệt hại 11 tỷ USD cho New York, 8,2 tỷ cho Los Angeles, và 7,6 tỷ cho Chicago. Với Hà Nội và TPHCM, tổn thất này ước tính tối thiểu 2-3 tỷ USD/thành phố. 

Về giải pháp, ông Khương gợi ý mỗi thành phố nên bắt tay thử nghiệm 1-2 với các tiêu chí: Tính khả thi cao, tác động lớn, tốn phí thu hồi đất thấp. Hà Nội và TP HCM nên thử nghiệm với các tuyến ngầm nếu cần thiết.

Đồng thời, dự án được thử nghiệm cần thêm hai yếu tố là quan tâm của nhà đầu tư và giá trị học hỏi cho các dự án tiếp theo. 

Cùng với đó, Hà Nội và TPHCM cần dốc sức đầu tư vào các nền tảng thiết chế và quản lý đường sắt đô thị như một ngành kinh tế chiến lược. 

Để làm được những điều trên, vị chuyên gia cho rằng cần nhận thức rõ tầm quan trọng và tính cấp bách về chiến lược trong phát triển đường sắt đô thị; coi phát triển metro là một nhiệm vụ không chỉ có tính kinh tế mà cả an ninh quốc phòng, nhất là với hệ thống đô thị ngầm.

Theo ông Khương, thành công trong phát triển nhanh chóng hệ thống đường sắt đô thị có tác động lớn, khi nâng cao khả năng của Việt Nam trong thu hút đầu tư hàm lượng tri thức lớn và tăng nhanh năng suất lao động.

Minh Hà

Tin khác

Tin tức 1 giờ trước
Tạp chí Tiếp thị & Gia đình vừa bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Tánh (bút danh Pha Lê) làm Trưởng VPĐD miền Nam.
Tin tức 2 giờ trước
Lần đầu tiên, Cục Sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế phối hợp Đại học Phú Xuân, Tập đoàn Giáo dục EQuest và Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới tổ chức buổi Lễ chào mừng ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2024.
Tin tức 8 giờ trước
(SHTT) - Sáng ngày 4/5/2024, Thành ủy - Hội đồng Nhân dân – Ủy ban Nhân dân – Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội sẽ tổ chức gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TVXP), dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Tin tức 1 ngày trước
Thực phẩm chức năng, mỹ phẩm giả là một trong những sản phẩm tạo ra siêu lợi nhuận. Do đó, tình trạng làm hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi hơn.
Tin tức 1 ngày trước
Ngày 26/4, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) phối hợp cùng Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo tại khu vực phía Nam.