SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 14/10/2024
  • Click để copy

Dự đoán FDI có xu hướng 'nhắm tới' ngành hàng giá trị cao

09:39, 27/12/2021
(SHTT) - Được biết, các dự án điện, điển tử, công nghiệp chế biến sẽ tiếp tục được các nhà đầu tư nước ngoài triển khai tại Việt Nam.

Xu hướng của các nhà đầu tư nước ngoài đã có nhiều thay đổi

Theo số liệu thống kê về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2021, xét về lĩnh vực đầu tư, có lẽ xu hướng không có nhiều thay đổi.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Cụ thể, theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 11 tháng qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 14 tỷ USD, chiếm 53% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Ngành sản xuất, phân phối điện, mặc dù thu hút được số lượng dự án mới, điều chỉnh cũng như góp vốn, mua cổ phần không nhiều, song với quy mô dự án lớn, nên đứng thứ hai, với tổng vốn đầu tư trên 5,7 tỷ USD, chiếm 21,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là 2,41 tỷ USD và 1,27 tỷ USD.

Điều này có nghĩa là xu hướng của các nhà đầu tư đã có những thay đổi, song chế biến, chế tạo luôn là lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất.

Trao đổi về vấn đề này, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài nhận định: “Việt Nam đang đón đầu dòng vốn đầu tư tái định vị sản xuất của nhiều công ty đa quốc gia. Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn sẽ tăng trưởng trong năm 2021 và dự báo bứt phá trong năm 2022, khi các quốc gia đang dần mở cửa nền kinh tế, thích ứng với điều kiện bình thường mới”.

Cũng theo ông, mỗi nhà đầu tư sẽ lựa chọn đổ vào những lĩnh vực. Ví dụ, Việt Nam dự kiến thu hút được các dự án điện, điện tử, công nghiệp chế biến, chế tạo của Hàn Quốc với mục tiêu tìm kiếm cơ sở sản xuất chiến lược để xuất khẩu và tìm kiếm thị trường mới. Trong khi đó, với Nhật Bản, dòng vốn sẽ đổ vào lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, phi sản xuất.

Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho biết thêm: “Các hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) dự kiến cũng tăng lên. Đây là cơ hội để Việt Nam có thể tham gia sâu các chuỗi cung ứng, đặc biệt là các ngành công nghiệp phụ trợ, linh kiện điện tử. Các hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) dự kiến cũng tăng lên. Đây là cơ hội để Việt Nam có thể tham gia sâu các chuỗi cung ứng, đặc biệt là các ngành công nghiệp phụ trợ, linh kiện điện tử”.

Dịch chuyển vào những ngành hàng có giá trị cao

Mới đây, trong một báo cáo được Savills Việt Nam công bố cho rằng, từ một nền kinh tế với các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, Việt Nam đang tiếp tục chuyển đổi sang các ngành công nghiệp có giá trị cao. Savills đã viện dẫn các số liệu thống kê về xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng mạnh trong các sản phẩm điện tử, điện thoại, linh kiện những năm gần đây, để chứng minh điều này.

Trao đổi về vấn đề này, ông John Campbell, Quản lý Bộ phận Bất động sản Công nghiệp, Savills Việt Nam, bất chấp một năm 2021 đầy thách thức, Việt Nam vẫn đang tiếp tục chuyển đổi từ các ngành công nghiệp thâm dụng lao động sang các ngành công nghiệp có giá trị cao.

Theo chuyên gia từ Savills, “bức tranh” đầu tư nước ngoài của Việt Nam đang phát triển theo một chuỗi giá trị trong vòng một thập kỷ vừa qua. Trong đó, ngành thiết bị điện tử chiếm tỷ trọng cao nhất, ở mức 19,29% tổng vốn. Tiếp theo sau là điện tử và máy tính với 17,14%. Giấy, nhựa và cao su lần lượt chiếm 14,66% và 13,54%. Trong khi đó, các mặt hàng dệt may, may mặc và thực phẩm chỉ ghi nhận vốn đầu tư dưới 4% cho mỗi ngành.

Xu hướng dịch chuyển là khá rõ ràng. Với việc Việt Nam công bố các chính sách ưu đãi đầu tư cao hơn vào các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ hiện đại, đặc biệt là các dự án R&D, tới đây, nhiều khả năng vốn đầu tư nước ngoài sẽ dịch chuyển nhiều hơn nữa vào các lĩnh vực và ngành hàng có giá trị cao.

Quỳnh Chi

Tin khác

Kinh tế 6 giờ trước
(SHTT) - Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm trong tình hình mới, ngành nông nghiệp và các địa phương tỉnh Thanh Hóa đã tích cực phát triển, duy trì nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ an toàn, theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, tạo ra sản phẩm chất lượng cao.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Tại Hội thảo “Thuê tài chính – Kênh tiếp cận vốn trung dài hạn hiệu quả, phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa”, 150 nhà quản lý, chuyên gia và lãnh đạo các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã thảo luận về các giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tiếp cận vốn hiệu quả.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Ngày 12/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã trao Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2024 và trao giải chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh”.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Chốt phiên giao dịch 11/10 (giờ địa phương), giá vàng thế giới giao ngay tăng 27 USD một ounce lên 2.657 USD. Đây là phiên thứ hai liên tiếp thị trường đi lên. Chỉ trong 2 phiên, giá đã tăng 50 USD.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - HSBC điều chỉnh dự báo tăng trưởng cả năm của Việt Nam sau khi Tổng cục Thống kê công bố GDP quý III tăng 7,4%, bất chấp tác động của bão Yagi. Theo ngân hàng này, kết quả trên "mạnh mẽ hơn kỳ vọng" vì vượt dự báo của họ là 6,2%.