SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 28/04/2024
  • Click để copy

Dịch bệnh Marburg nguy hiểm thế nào?

10:31, 05/04/2023
(SHTT) - Mới đây, UBND TP HCM đã ban hành văn bản khẩn, yêu cầu tăng cường giám sát phòng, chống dịch bệnh Marburg. Đây là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao (50%-88%) và không có triệu chứng lâm sàng cụ thể.

Trước diễn biến phức tạp của bệnh do virus Marburg tại các nước Châu Phi, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm do virus Marburg trên toàn cầu hiện nay được dự báo vẫn diễn biến khó lường, tiềm ẩn nguy cơ đại dịch.

Vì vậy Bộ Y tế đã ra công văn yêu cầu các địa phương trong cả nước có biện pháp tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh bởi vì bệnh do virus Marburg được xếp loại nhóm A trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

marburg

 

Dịch bệnh Marburg nguy hiểm thế nào?

Theo WHO, virus Marburg cùng họ với virus Ebola, có độc lực cao, gây sốt xuất huyết với tỷ lệ tử vong lên tới 88%. Năm 2004, đợt bùng phát do virus Marburg đã giết chết 90% trong số 252 người nhiễm bệnh ở Angola. Năm 2022, hai trường hợp tử vong do virus Marburg được báo cáo ở Ghana. Ngày 13/2/2023, có 9 trường hợp tử vong và 16 trường hợp nghi nhiễm virus Marburg, và hơn 200 người bị cách ly ở Guinea Xích đạo.

Virus Marburg gây ra bệnh sốt xuất huyết ở người và động vật linh trưởng. Loại virus này được đánh giá rất nguy hiểm, xếp vào nhóm nguy cơ số 4 - nhóm cao nhất trong bảng xếp hạng các mầm bệnh. 

Bệnh sốt xuất huyết do virus Marburg rất khó phân biệt với sốt xuất huyết thông thường. Mặc dù vậy, bệnh vẫn có một số triệu chứng điển hình để nhận biết như thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 - 21 ngày, bệnh nhân sau đó sẽ sốt cao, đau đầu dữ dội, đau nhức toàn thân, tiêu chảy, đau bụng, chuột rút, buồn nôn, nôn, đi ngoài có máu, ho, đau ngực, viêm họng. Một số người bị sợ ánh sáng, viêm kết mạc, vàng da, và hạch to. 

Đặc điểm của virus Marburg là khi lây bệnh thì tỉ lệ tử vong cao, thậm chí lên đến 70 - 80%. Chính vì vậy với người mắc bệnh, đây là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, nhưng đối với cộng đồng, bệnh do virus Marburg gây ra không có nhóm bệnh triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng, do đó căn bệnh này khó có thể lan rộng như những bệnh có nhóm triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng. Ngoài ra, khi nhiễm virus Marburg, bệnh nhân thường trở nặng, nằm một chỗ nên sẽ khó lây hơn, nhất là trên phạm vi vùng, quốc gia. Nhìn chung, tỉ lệ lây virus Marburg thấp hơn so với nhóm bệnh có thời gian ủ bệnh dài hoặc bệnh không có triệu chứng.

Các con đường lây truyền virus Marburg

Virus Marburg có đường lây truyền đa dạng. Theo WHO, dơi ăn quả được coi là vật chủ của virus để lây truyền sang người, mặc dù vậy dơi không bị nhiễm bệnh. Bệnh có thể lây lan qua nhiều cơ chế khác nhau, cụ thể:

Tiếp xúc lâu dài với phân hay chất tiết của dơi trong hầm mỏ. Một người bị nhiễm virus nếu tiếp xúc trực tiếp (vết thương hở) với máu, chất tiết, tạng hay tiếp xúc gián tiếp dịch cơ thể ngay cả trên bề mặt hay dụng cụ (quần áo, ga trải giường) bị lây nhiễm dịch tiết, hay tiếp xúc bề mặt với thực phẩm nhiễm virus.

Virus Marburg có thể lây truyền qua đường tình dục (quan hệ tình dục bằng miệng, âm đạo hoặc hậu môn) thông qua việc tiếp xúc với tinh dịch của người đã khỏi bệnh – WHO khuyến cáo, người đã khỏi bệnh cần đợi ít nhất 12 tháng mới nên quan hệ tình dụng an toàn, trừ khi xét nghiệm tinh dịch cho kết quả âm tính trong 2 lần khác nhau.

Virus Marburg có thể dây truyền cho thai nhi qua nhau thai. Ở phụ nữ mang thai, virus Marburg có thể tồn tại trong nhau thai và nước ối. Đối với phụ nữ đang cho con bú, nếu bị nhiễm Marburg, virus có thể tồn tại trong sữa mẹ.

Các biện pháp phòng tránh bệnh

Theo PGS.TS. Trần Đình Bình, Bộ môn Vi sinh, Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế, trên phương diện quốc gia và các tổ chức y tế thì biện pháp kiểm dịch y tế biên giới là rất quan trọng nhằm kịp thời phát hiện những trường hợp nghi mắc bệnh có thể xâm nhập vào từ các khu vực có lưu hành bệnh trên thế giới.

Nhân viên phòng xét nghiệm phải được tập huấn định kỳ về an toàn sinh học đối với các virus thuộc nhóm bệnh này. Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo vệ cá nhân có độ an toàn sinh học cấp 3 cho nhân viên y tế khi tiếp xúc, làm việc với tác nhân nghi là virus Marburg.

Phòng bệnh đối với cá nhân, sử dụng các biện pháp bảo hộ nghiêm ngặt gồm các phương tiện phòng hộ cá nhân (vệ sinh tay, mang găng, áo quần bảo vệ, kính mắt, mạng che mặt) và khẩu trang đặc biệt khi tiếp xúc với người bệnh.

Để phòng tránh nhiễm trùng do virus này, cần phát hiện bệnh sớm, tránh tiếp xúc với các loài động vật hoang dã có khả năng nguy cơ mang mầm bệnh, đặc biệt là dơi ăn quả, tránh ăn sống thịt động vật hoang dã.

Khi tiếp xúc với những người nghi ngờ mắc bệnh, người đi từ các nước Tây Phi về, nghi ngờ nhiễm virus cần đến cơ sở y tế sớm để khám và chẩn đoán.

Mai Anh

Tin khác

Tin tức 15 giờ trước
Tạp chí Tiếp thị & Gia đình vừa bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Tánh (bút danh Pha Lê) làm Trưởng VPĐD miền Nam.
Tin tức 16 giờ trước
Lần đầu tiên, Cục Sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế phối hợp Đại học Phú Xuân, Tập đoàn Giáo dục EQuest và Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới tổ chức buổi Lễ chào mừng ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2024.
Tin tức 22 giờ trước
(SHTT) - Sáng ngày 4/5/2024, Thành ủy - Hội đồng Nhân dân – Ủy ban Nhân dân – Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội sẽ tổ chức gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TVXP), dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Tin tức 1 ngày trước
Thực phẩm chức năng, mỹ phẩm giả là một trong những sản phẩm tạo ra siêu lợi nhuận. Do đó, tình trạng làm hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi hơn.
Tin tức 1 ngày trước
Ngày 26/4, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) phối hợp cùng Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo tại khu vực phía Nam.