SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 11/11/2024
  • Click để copy

Cuộc chiến bản quyền tranh AI tiếp tục nóng lên tại Mỹ

11:01, 13/04/2024
(SHTT) - Cuộc tranh luận pháp lý mới đây xoay quanh việc liệu các tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra có được bảo hộ bản quyền hay không đang tiếp tục thu hút sự tham gia sôi nổi của các chuyên gia tại Mỹ.

Trong lĩnh vực pháp lý, chưa có quy định nào nói rõ ràng về việc tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra có được bảo hộ bản quyền hay không.

Stephen Thaler, một nhà khoa học máy tính, không đồng ý với quan điểm của Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ khi các tác phẩm của ông không được bảo hộ bản quyền vì chúng không phải do con người tạo ra.

a1

 

Ông Thaler đã đưa ra lập luận của mình tại tòa án quận Columbia, mở ra cuộc tranh luận pháp lý đầu tiên về quyền sở hữu và các tiêu chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực bản quyền đối với tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra.

Vấn đề này có thể ảnh hưởng đến việc xác định quyền sở hữu trong các ngành công nghiệp sáng tạo, đặc biệt là khi AI phát triển mạnh mẽ và tạo ra nhiều tác phẩm mà không có sự chắc chắn về quyền sở hữu và khả năng thực thi những quyền này.

Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ đã từ chối đăng ký bản quyền cho hai tác phẩm nghệ thuật hai chiều của Thaler, được gọi là "Lối vào thiên đàng" (A Recent Entrance to Paradise), vì chúng được tạo ra bởi AI. Sau đó, ông Thaler đã kiện văn phòng Bản quyền, nhưng tòa án đã bác bỏ vụ kiện vì “không có sự nhận thức về bản quyền trong các tác phẩm được tạo ra mà không có sự tham gia của con người”.

a2

Ảnh: Stephen Thaler 

Trong bản trình bày mở đầu của mình, Thaler lập luận rằng do ông là người tạo ra và sử dụng công cụ AI để hỗ trợ mình, nên ông là người duy nhất sở hữu bản quyền. Ông cũng chỉ ra rằng công ty đã được công nhận là tác giả từ trước khi AI ra đời, trong khi Văn phòng Bản quyền dựa vào "lời khuyên từ các vụ kiện trước khi AI ra đời”.

Văn phòng Bản quyền đã phản hồi lại quan điểm trên, nhấn mạnh việc các doanh nghiệp và chủ sở hữu có thể được “xem xét là tác giả” không đồng nghĩa với việc họ thực sự là tác giả, vì không phải con người. Họ cũng chỉ ra rằng trong đạo luật Bản quyền của Quốc hội, các tác phẩm được tạo ra bởi máy tính, thay vì được hỗ trợ bởi chúng, sẽ không đủ điều kiện để được bảo hộ.

Nhà khoa học cho rằng Văn phòng Bản quyền đã hiểu sai luật bảo vệ tác phẩm của các tác giả không phải con người. Ông đề xuất loại trừ tác phẩm do AI tạo ra khỏi các thỏa thuận bản quyền và cho rằng AI không thể được coi là nhân viên hoặc nhà thầu độc lập, nhưng có vai trò tương tự trong việc sản xuất tác phẩm.

Đức Anh

Tin khác

Tài sản trí tuệ 17 giờ trước
(SHTT) - Qua công tác triển khai các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng QLTT Hải Dương đã kiểm tra đột xuất 2 hộ kinh doanh, phát hiện, thu giữ, xử lý gần 14.000 sản phẩm mỹ phẩm, phụ kiện làm đẹp là hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) và Cơ quan bảo vệ Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KOIPA) đã tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp nhận diện hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ góc nhìn doanh nghiệp Hàn Quốc 2024".
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Theo lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) TPHCM, 1 tấn khô bò vừa được thu giữ không có nhãn hiệu; không ghi xuất xứ; không có ngày sản xuất và hạn sử dụng; không có hóa đơn, chứng từ theo quy định. Số hàng này đang được giới thiệu, chào bán trên mạng xã hội.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Không dùng điện hay hóa chất, ông Nguyễn Văn Khỏe (trú TP Biên Hòa, Đồng Nai) làm bẫy thu hút muỗi mẹ tới đẻ trứng và nhốt lăng quăng trong hộp nhựa.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Ngày 7/11, tại xã Vạn Mai, UBND huyện Mai Châu đã tổ chức lễ công bố và trao văn bằng bảo hộ, chứng nhận "Cá Dầm xanh Mai Châu" cho sản phẩm cá của huyện Mai Châu.