SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 13/09/2024
  • Click để copy

Clip review phim: Hình thức vi phạm bản quyền tinh vi

11:00, 23/09/2020
(SHTT) - Thời gian gần đây trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều clip review phim với lượt xem lớn, đây là cách mà nhiều nhà sáng tạo nội dung dùng để kiếm tiền từ việc vi phạm bản quyền.

Lướt trên các trang mạng xã hội, người dùng có thể dễ dàng bắt gặp những trang review phim, những clip spoil phim một cách rất chi tiết và thu hút người xem. Cụ thể, trên trang Facebook ÔngB***Phim chỉ mất 1h để có hơn 40.000 lượt xem và 4 tháng để có gần 1 triệu lượt theo dõi. Hiện trung bình mỗi video trên trang này thu hút hơn 3 triệu lượt xem. Video cao nhất trên trang có hơn 12 triệu lượt xem.

Các nền tảng khác như YouTube, TikTok cũng tràn ngập nội dung. Kênh TikTok Review***2020 có hơn 2 triệu lượt thích, 130.000 theo dõi khi đăng tải các nội dung núp bóng review phim này.

review phim 1

 Clip review phim: Hình thức vi phạm bản quyền tinh vi

Việc xem những clip này khiến khán giả vô tình “ăn” phải spoil nội dung và giảm đi mong muốn đến rạp xem. Như vậy, những nội dung video tự nhận là review phim trên thực chất là kể lại toàn bộ nội dung của phim. Điều này khiến người xem không cần đến rạp vẫn có thể nắm được toàn bộ cốt truyện, gây tổn thất lớn cho các đơn vị làm phim.

Ngoài kể trước nội dung phim, những nội dung này còn pha thêm những tình huống bên ngoài để tăng sự hấp dẫn nhằm thu hút lượt xem. Tuy vậy, theo bà Phạm Thiên Trang, biên kịch tại TP.HCM, việc này là xuyên tạc nội dung tác phẩm.

"Việc này khiến nội dung của sản phẩm dẫn bị đánh giá sai lệch", bà Trang cho biết.

Theo đạo diễn Tuấn Kiệt, Giám đốc sản xuất tại Kites Entertaiment, những nội dung review phim núp bóng trên có thể khiến khán giả thất vọng về toàn bộ nội dung phim, gây tổn thất cho nhà sản xuất.

"Vì tác giả clip thuật lại câu chuyện phim theo lối diễn giải đơn điệu, xoá sổ hoàn toàn vai trò tác giả của biên kịch và đạo diễn khiến khán giả không còn hứng thú với nội dung phim. Họ sẽ không ra rạp nữa", ông Kiệt nói thêm.

Quan trọng nhất là những cảnh trong video được cắt từ bộ phim đầy đủ mà không mua bản quyền và quyền sử dụng của những người làm ra bộ phim.

"Với các bên sở hữu như nhà sản xuất phim, ekip làm phim, đạo diễn, nhóm nhà phát hành phim, các nhà tài trợ... thì hình thức này đúng nghĩa là một dạng spoil phim, vi phạm bản quyền nghiêm trọng", ông Kiệt phân tích.

Như vậy có thể thấy sự mập mờ giữa review phim và vi phạm bản quyền đang tạo lỗ hổng lớn cho nhiều người kiếm tiền từ việc đọc lại toàn bộ nội dung phim.

Hà Vân

Tin khác

Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Cục Sở hữu Trí tuệ đã cấp chứng nhận bản quyền nhãn hiệu “Thành Tuyên FESTIVAL” theo Quyết định số 105161/QĐ-SHTT ngày 05/9/2024.
Pháp luật 6 ngày trước
(SHTT) - Theo ủy thác của TAND TP Hà Nội, Sconnect đã hoàn thành thủ tục tống đạt văn bản tới bị đơn eOne (Vương quốc Anh) trong vụ kiện tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ giữa hai bộ nhân vật hoạt hình Wolfoo và Peppa Pig.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Bộ Thông tin và Truyền thông đang dự thảo Nghị định quy định về tiền bản quyền trong lĩnh vực báo chí, xuất bản nhằm thay thế Nghị định 18/2014/NĐ-CP. Dưới đây là một vài nội dung chính được đề cập trong dự thảo.
Khoa học Công nghệ 1 tuần trước
(SHTT) - Cục Sở hữu trí tuệ mới đây đã công bố thông tin về việc nhà sản xuất Trung Quốc - BYD, tiếp tục đăng ký bản quyền cho thêm 1 mẫu xe ô tô điện mới tại Việt Nam.
Giải trí 1 tuần trước
(SHTT) - Liên minh chống vi phạm bản quyền quốc tế bao gồm các hãng phim lớn của Hollywood tuyên bố đã đánh sập Fmovies, đường dây phim lậu lớn nhất thế giới. Hai người đàn ông Việt Nam đã bị công an bắt giữ vì có liên quan.