SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 28/04/2024
  • Click để copy

Chân dung những nhà khoa học nữ Việt Nam được thế giới vinh danh

16:29, 06/03/2024
(SHTT) - Với tài năng nổi bật cùng những công trình nghiên cứu khoa học có giá trị lớn, nhiều nhà khoa học nữ Việt Nam đã được vinh danh, nhận các giải thưởng cao quý ở tầm quốc tế.

 GS Nguyễn Thục Quyên

GS Nguyễn Thục Quyên (SN 1970, Đắk Lắk) đang làm việc tại Đại học California, Mỹ. Chị nằm trong top 1% nhà nghiên cứu khoa học vật liệu được trích dẫn nhiều nhất thế giới, theo Thomson Reuters và Clarivate Analytics đánh giá. Các nghiên cứu của chị xoay quanh tính chất điện tử của Polyelectrolytes liên hợp, giao diện trong các thiết bị quang điện tử, vật liệu mới cho các ứng dụng pin mặt trời hữu cơ, tự lắp ráp phân tử, xử lý vật liệu, đặc tính kích thước nano của pin mặt trời hữu cơ và vật lý thiết bị.

nha khoa hoc nu

 

Tháng 2/2023, chị được bầu vào Viện Hàn lân Kỹ thuật Hoa Kỳ - là một trong những phụ nữ Việt đầu tiên làm việc tại đây. Trong sự nghiệp khoa học, bà nhận được nhiều giải thưởng danh giá như: Giải thưởng Nhà nghiên cứu trẻ của Văn phòng nghiên cứu Hải quân (2005), giải thưởng quỹ Khoa học quốc gia Career (2006), giải thưởng Harold Plous (2007).

Năm 2008, chị nhận giải thưởng học giả – giáo viên Camille Dreyfus, sau đó lần lượt là các giải nghiên cứu viên Alfred Sloan năm (2009), nghiên cứu viên đổi mới và năng lực cạnh tranh Hoa kỳ của Quỹ khoa học quốc gia (2010), giải thưởng Nghiên cứu cao cấp Alexander Von Humboldt (2015), nghiên cứu viên của hiệp hội hóa học hoàng gia (2016). Đặc biệt, chị được bình chọn là trí tuệ khoa học mang tầm ảnh hưởng nhất thế giới 4 năm liên tiếp 2015, 2016, 2017 và 2018.

TS Hà Thị Thanh Hương

TS Hà Thị Thanh Hương hoàn thành chương trình tiến sĩ chuyên ngành Thần kinh học tại Đại học Stanford (Mỹ) năm 2018 và trở về Việt Nam làm việc. Cô hiện giữ vai trò Trưởng bộ môn Y học tái tạo, Trưởng Phòng thí nghiệm sức khỏe não bộ, Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TPHCM.

ha thanh huong

 

Nhà khoa học 35 tuổi đang theo đuổi các nghiên cứu tập trung giải quyết những vấn đề liên quan tới sức khỏe não bộ, nhất là các bài toán đặc trưng cho bối cảnh ở Việt Nam, điển hình như thiết kế các phương pháp can thiệp giúp hạn chế suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi hay để giảm stress (căng thẳng). 

Năm 2023, TS Hà Thị Thanh Hương là một trong 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc giành giải thưởng Quả cầu vàng 2023. Chị cũng được vinh danh là một trong 200 nhà giáo tiêu biểu toàn quốc năm 2023, đạt danh hiệu Công dân trẻ tiêu biểu TPHCM năm 2023, giành Giải thưởng Women of the Future Awards Southeast Asia 2023 (Phụ nữ tương lai Đông Nam Á 2023).

TS Ngô Thị Thúy Hường

TS Ngô Thị Thúy Hường hiện là giảng viên, trưởng nhóm nghiên cứu Hóa môi trường và Độc học sinh thái tại Trường Đại học Phenikaa.

Năm 2023, TS Ngô Thị Thúy Hường cùng cộng sự được trao giải King of Thailand Awards (giải thưởng Đức Vua Thái Lan) cho công trình công nghệ xử lý thực vật bằng cỏ vetiver để giảm thiểu dioxin trong đất bị ô nhiễm.

ngo thuy huong

 

Công trình nghiên cứu góp phần đánh giá khả năng xử lý ô nhiễm và ổn định thực vật cho đất bị nhiễm dioxin của cỏ vetiver trên quy mô cánh đồng tại sân bay Biên Hòa, một trong những khu vực bị ô nhiễm dioxin nặng nhất ở Việt Nam.

Thời gian gần đây, TS Hường mở rộng sang nghiên cứu lĩnh vực sự biệt hóa và sinh khả dụng của kim loại trong môi trường nước, ô nhiễm vi nhựa và ảnh hưởng của chúng đối với hệ sinh thái cũng như sức khỏe con người.

PGS-TS Nguyễn Thị Thu Hoài

PGS-TS Nguyễn Thị Thu Hoài (Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bệnh truyền nhiễm, Trường ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TP.HCM) đã được trao giải thưởng khoa học L'Oréal - UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học (For Women in Science) 2023.

Hướng nghiên cứu của PGS-TS Nguyễn Thị Thu Hoài là phát triển quy trình phát hiện gen kháng kháng sinh (ARG) của trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa trực tiếp từ các mẫu lâm sàng bằng kỹ thuật PCR giọt kỹ thuật số.

nguyen thi thu hoai

 

Nghiên cứu của PGS. TS Thu Hoài sẽ hướng đến việc phát triển các xét nghiệm mới để phát hiện nhanh sự hiện diện của các gen kháng kháng sinh ngay trên mẫu lâm sàng, hỗ trợ tốt hơn cho các y bác sĩ trong chẩn đoán kháng thuốc và gợi ý sử dụng thuốc, từ đó hỗ trợ quá trình điều trị, giảm sự phát triển và lây lan của tính kháng thuốc, đóng góp quan trọng cho việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hoài là tác giả và đồng tác giả của 3 chương sách và 72 bài báo với 25 bài báo ISI/Scopus trong lĩnh vực nghiên cứu hệ protein (proteomics) và kháng thuốc.

PV

Tin khác

Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Ngày 26/4/2024, AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.
Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Apple sẽ ra mắt bản nâng cấp lớn của iPad Pro và iPad Air sau nhiều năm tại dự sự kiện Let Loose diễn ra vào ngày 7/5 tới.
Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Qualcomm đã nhận thấy tiềm năng của Ấn Độ trong lĩnh vực thiết kế chip khi bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn của nước này đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, đồng thời công ty cũng đang tận dụng đội ngũ kỹ sư tài năng của Ấn Độ.
Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Diễn đàn khoa học và kinh tế toàn cầu năm 2024” do Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu của Ấn Độ (GTTCI India) tổ chức tại Dubai, GS.TS Nguyễn Văn Đệ của Việt Nam đã được Đại học Quốc tế Hoa Kỳ (IAU) trao bằng Viện sĩ danh dự.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty xe điện Pega Việt Nam vừa ra mắt sản phẩm xe máy điện mới Pega eSmart AI - sản phẩm được giới thiệu là "chiếc xe máy điện thông minh nhất hiện nay".