SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Cấy ghép chất thải tế nhị: Phương pháp đột phá chống lão hóa

13:12, 11/05/2022
(SHTT) - Trong nhiều năm qua, các nhà nghiên cứu đã không ngừng cố gắng tìm ra những phương pháp “trẻ mãi không già”. Cuối cùng nỗ lực ấy đã được đền đáp. Cấy ghép chất thải tế nhị chính là chiếc “chìa khóa” ngăn chặn lão hóa.
LAO HOA

 Phương pháp cấy ghép chất thải tế nhị của con người hứa hẹn mang lại hiệu quả

Cấy ghép vi sinh vật trong chất thải tế nhị của con người hiện là phương pháp quan trọng để loại bỏ tình trạng nhiễm Clostridium difficile (C. difficile) kháng thuốc. Phương pháp này dần được sử dụng rộng rãi vì mang lại lợi ích trao đổi chất và có tác dụng thúc đẩy một số liệu pháp miễn dịch ung thư. 

Nghiên cứu mới đây tại Đại học East Anglia (UEA, Norwich) chứng minh cấy ghép phân cũng có thể đảo ngược một số khía cạnh của quá trình lão hóa. Các phát hiện trên tạp chí Microbiome cũng khẳng định, bên cạnh tầm quan trọng trong quá trình lão hóa lành mạnh, hệ vi sinh vật còn đóng vai trò không thể thiếu đối với sức khỏe.

Trớ trêu thay, trong công cuộc thực hiện ước mơ “trẻ mãi không già”, hệ vi sinh vật trong chất thải tế nhị lại chứa manh mối mới đầy bất ngờ nhưng cũng đầy hứa hẹn. Nhóm các nghiên cứu người Anh đã cung cấp bằng chứng đầu tiên cho thấy việc cấy ghép hệ vi sinh vật trong chất thải tế nhị có hiệu quả trong việc đảo ngược các dấu hiệu lão hóa không chỉ ở ruột, thậm chí còn ở mắt và não bộ của loài chuột.

Ngược lại, quá trình cấy ghép hệ vi sinh vật trong chất thải tế nhị từ chuột già sang chuột non sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa của chúng, với các dấu hiệu như mất hoặc cạn kiệt một loại protein quan trọng giúp tăng cường thị lực. Những kết quả này khẳng định vi khuẩn đường ruột giữ vai trò điều chỉnh một số tác động tiêu cực của lão hóa, cũng như mở ra khả năng điều trị mới dựa trên vi khuẩn đường ruột, nhằm chống lại sự suy giảm đa cơ quan sau này.

Giáo sư Simon Carding tại Trường Y UEA Norwich, tác giả chính của nghiên cứu, đồng thời là nhà nghiên cứu về vi khuẩn đường ruột, đã mô tả nghiên cứu này là “đột phá” với những bằng chứng “thú vị” về sự tham gia trực tiếp của vi khuẩn đường ruột vào quá trình lão hóa và suy giảm nhận thức. 

Quần thể vi sinh vật trong đường ruột (hệ vi sinh vật đường ruột) đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe. 

Có thể nói, hầu hết các bệnh đều có liên quan đến những thay đổi về loại và hành vi của vi khuẩn, vi rút, nấm cùng các vi sinh khác trong hệ vi sinh vật.

Những thay đổi trong hệ vi sinh vật xảy ra theo tuổi tác, ảnh hưởng tiêu cực đến sự trao đổi chất và miễn dịch, và có liên quan đến một số bệnh liên quan đến tuổi tác, bao gồm bệnh viêm ruột mãn tính (IBD), bệnh tim mạch và một số bệnh tự miễn dịch và chuyển hóa. 

Tuy nhiên, để xác định tất cả ảnh hưởng mơ hồ của những thay đổi trong hệ vi sinh vật, các nhà nghiên cứu đã chuyển hệ vi sinh vật từ chuột già sang chuột trẻ, khỏe mạnh và ngược lại. Họ cũng nghiên cứu tác động của việc cấy ghép này lên các đặc điểm viêm do lão hóa ở ruột, não và mắt. 

Những thí nghiệm này mang lại một số kết quả dưới đây:

Hệ vi sinh vật ở chuột già gây mất tính toàn vẹn trong niêm mạc ruột, cho phép các sản phẩm vi khuẩn xâm nhập vào hệ tuần hoàn, gây ra phản ứng miễn dịch và viêm nhiễm ở não và mắt.Tình trạng viêm lan đến các tế bào miễn dịch cụ thể trong não.Mức độ của các protein cụ thể có liên quan đến sự gia tăng thoái hóa võng mạc.Mặt khác, việc cấy ghép hệ vi sinh vật từ chuột non sang chuột già sẽ đảo ngược những tác động tiêu cực lên ruột, mắt và não.Ở cả chuột non và chuột già, việc cấy ghép “hệ vi sinh vật trẻ” làm tăng hàm lượng lợi khuẩn đối với sức khỏe của chuột non.Các sản phẩm được tạo ra bởi các vi khuẩn có lợi mang lại những thay đổi tích cực trong chuyển hóa lipid (chất béo) và vitamin.Chúng ta biết rõ hơn liệu những tác động tích cực này có thể kéo dài bao lâu và chỉ rõ các thành phần có lợi của hệ vi sinh vật trẻ, cũng như tác động đối với các cơ quan khác, ngoài đường ruột. 

Các tác giả luôn tin tưởng rằng đây là một phương pháp hứa hẹn để làm chậm quá trình lão hóa do tuổi tác. Bằng cách thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột ở người cao tuổi, chúng ta có thể đảo ngược các chỉ số về sự suy giảm do tuổi tác, thường thấy trong các bệnh thoái hóa về mắt và não”. 

Ngoài việc cấy ghép chất thải tế nhị, các nhà nghiên cứu cũng nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của chế độ ăn uống đối với vi khuẩn đường ruột và sức khỏe sau này.

Thu Nga

Tin khác

Khoa học Công nghệ 15 giờ trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 23 giờ trước
(SHTT) - VASA-1, công cụ AI mới của Microsoft, có thể chuyển đổi ảnh chân dung thành video nói hoặc hát với âm thanh cho trước một cách chân thực.
Khoa học Công nghệ 23 giờ trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.