SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 08/05/2024
  • Click để copy

Cảnh báo: Phát hiện loài giun ký sinh có thể chui vào não người gây tử vong

16:38, 05/06/2019
(SHTT) - Cơ quan y tế Hawaii (Mỹ) vừa đưa ra cảnh báo cho du khách về loài ký sinh trùng có thể đục khoét và chui vào não người, gây viêm não và có khả năng khiến con người tử vong.

Cơ quan y tế Hawaii mới đây đã ghi nhận 3 trường hợp bị nhiễm một dạng ký sinh trùng nguy hiểm. Ký sinh trùng này mang tên Angiostrongylus cantonensis thường có buồng trứng ở con cái, phổi chuột và hệ tiêu hóa. Một vài ấu trùng sau khi rời khỏi trứng sẽ đi vào cổ họng chuột, sau đó bị nuốt vào trong hệ tiêu hóa và cuối cùng là ra ngoài môi trường theo phân của chuột.

8b49490028dfd7f9f7230952967ae5e4

 Chuột, ốc và các loài nhuyễn thể là các vật chủ chính phát tán ký sinh trùng Angiostrongylus cantonensis trong môi trường tự nhiên.

Ngoài chuột, các loài ốc và nhuyễn thể cũng là vật chủ trung gian chính của loài ký sinh trùng này. Nếu vô tình ăn phải chúng, hoặc ăn phải rau bị ốc nhiễm khuẩn bò qua, con người sẽ bị nhiễm.

Ấu trùng ký sinh sau khi đi vào cơ thể vật chủ sẽ tấn công lên hệ thần kinh - não bộ. Tại đây, ấu trùng thường sẽ chết và gây ra viêm não. Tùy từng trường hợp mà triệu chứng có thể khác nhau, nhưng chung quy lại bao gồm đau đầu, hội chứng cứng cổ, ngứa ran người hoặc đau, sốt cấp thấp, buồn nôn và ói mửa. Trong trường hợp nghiêm trọng, nhiễm trùng có thể dẫn đến tổn thương thần kinh, tê liệt, hôn mê và thậm chí tử vong.

ky sinh trung nao 1

Ký sinh trùng sau khi tấn công tới hệ thần kinh của vật chủ sẽ chết đi và gây ra hiện tượng viêm não cho cơ thể sống. 

Chẩn đoán nhiễm trùng khá phức tạp vì không có xét nghiệm máu nào giúp phát hiện ký sinh trùng. Lấy mẫu dịch não tủy là cách có thể giúp tìm thấy DNA của ký sinh. Hiện tại, vẫn chưa có phác đồ điều trị cụ thể và nếu sống sót, bệnh nhân thường thường mắc các di chứng liên quan đến thần kinh.

Phòng bệnh là cách tốt nhất hiện nay. Mọi người khi sử dụng thực phẩm tươi sống nên xử lý kỹ bằng các dụng cụ và phương pháp đảm bảo an toàn. Ngoài ra, cũng nên ăn chín, uống sôi và tránh tiếp xúc với các loài động vật có thể trở thành vật chủ của loài ký sinh trùng trên.

Theo thống kê, năm 2017 có 17 trường hợp bị nhiễm ký sinh trùng loại này, 10 ca trong năm 2018 và trong năm nay, đến thời điểm này đã có 5 ca.

Một trong số các ca bệnh được xác định đã bị nhiễm từ tháng 12 năm ngoái sau khi nuốt sống 1 con ốc sên do bị thách thức. 2 trường hợp mắc bệnh khác xảy ra trong năm nay, nghi ngờ do ăn món salad và rau quả vừa thu hoạch nhưng chưa được xử lý tốt.

An An

Tin khác

Tin tức 7 giờ trước
(SHTT) - Một học sinh Việt Nam lần đầu tiên đã góp mặt tại vòng chung kết của giải Vô địch Robotics thế giới - 2024 VEX Robotics World Championship, diễn ra tại Texas, Hoa Kỳ. Đó là em Nguyễn Tuấn Anh, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Vinschool Hà Nội.
Tin tức 9 giờ trước
Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Tin tức 12 giờ trước
(SHTT) - Đó là nội dung được Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh trong Diễn văn chào mừng Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024).
Tin tức 14 giờ trước
(SHTT) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng đại diện các bộ, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội đã đặt hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tin tức 14 giờ trước
(SHTT) - Ngày hội công nghệ thông tin (CNTT) và STEM ngành GD-ĐT Hà Nội năm 2024 có chủ đề “Đẩy mạnh Chuyển đổi số và giáo dục STEM trong ngành GD-ĐT theo định hướng giáo dục thông minh”.