SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Bản quyền vắc xin COVID 19: Mỹ - WTO đối thoại mở rộng

15:27, 07/05/2021
(SHTT) - Vấn đề về sở hữu trí tuệ đang cản trở việc phân phối, cấp phát vắc xin COVID-19. Theo kênh CNBC, chánh văn phòng Nhà Trắng Ron Klain ngày 2/5 cho biết đại diện thương mại Mỹ Katherine Tai sẽ bắt đầu đàm phán với WTO để tìm giải pháp.

Công nghệ mRNA, đột phá về tốc độ

Trước hết, cần phải nhắc lại rằng một vắcxin sử dụng RNA thông tin (còn gọi mRNA) để kích hoạt phản ứng miễn dịch ở người cho tới nay vẫn được nhà quản lý cấp phép phổ biến. Nhưng đây là công nghệ nền tảng để bào chế vắc xin COVID-19 của Moderna và Pfizer/BioNtech.

ban-quyen-vac-xin

Vắcxin COVID-19. Ảnh: The Intercept 

Vừa qua, cả hai vắc xin này đều được các bên phát triển công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy đạt hiệu quả phòng bệnh trên dưới 95%. Kết quả này tương đương với một số loại vắc xin đã có trước đây (được bào chế theo công nghệ "truyền thống"), nhưng thời gian bào chế của chúng đã được rút ngắn tới mức kỷ lục.

Ông William Schaffner, giáo sư ngành y học dự phòng tại Trường y khoa Đại học Vanderbilt (thành phố Nashville, bang Tennessee, Mỹ), cho rằng những dữ liệu nghiên cứu tích cực về vắc xin COVID-19 bào chế trên nền tảng công nghệ mRNA là tín hiệu tốt cho thấy dư địa ứng dụng của công nghệ này còn rất lớn trong cuộc chiến chống các dịch bệnh tương lai.

Chuyển biến có ý nghĩa

Việc Mỹ đổi thái độ gây xôn xao từ ngày 28/4 với tiết lộ của thư ký báo chí Nhà Trắng rằng Mỹ đang cân nhắc miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ với vắc xin COVID-19. Đến ngày 30/4, một quan chức về thương mại của Mỹ lại tiết lộ Washington đang làm việc với các thành viên WTO để đảm bảo quyền tiếp cận "công bằng" với vắc xin COVID-19. Hành động này diễn ra trùng với thời điểm mà dịch bệnh COVID-19 ở Ấn Độ vào giai đoạn thảm khốc nhất.

Theo AFP, bà Katherine Tai trong những tuần qua đã làm việc với giám đốc của các đơn vị sản xuất vắc xin như Moderna, Pfizer và AstraZeneca, các doanh nhân công nghệ và Bill Gates, nhà từ thiện hàng đầu thế giới người Mỹ, để thảo luận về vấn đề này.

Khía cạch đạo đức

Đối với các nước nghèo, việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ với vắc xin, bộ xét nghiệm, thuốc điều trị COVID-19 sẽ giúp họ có thể tiến hành sản xuất ngay để đáp ứng nhu cầu khẩn cấp của mình. Chính phủ các nước có thể nhanh chóng triển khai chương trình tiêm chủng, nhiều người sẽ được tiêm vắc xin và được bảo vệ trước dịch bệnh.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng nhiều lần ủng hộ và kêu gọi bỏ một số quyền sở hữu trí tuệ với vắc xin COVID-19 vì điều này là cần thiết để thúc đẩy nguồn cung vắc xin toàn cầu, giúp các nước nghèo có thể tiếp cận nhiều hơn với vắc xin - điều kiện cần thiết để chấm dứt đại dịch COVID-19.

"Nếu chúng ta không thống nhất lúc này - một thời điểm chưa có tiền lệ - về việc tạm bỏ một số bằng sáng chế, khi nào mới là lúc thích hợp? Chỉ có đoàn kết là con đường duy nhất thoát ra khỏi tình cảnh này" - giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus viết trên Twitter.

Hơn nữa, càng kéo dài thời gian, càng có khả năng xuất hiện những biến chủng mới khó lường hơn của virus gây bệnh COVID-19, để lại những tác động tới kinh tế, gây chấn thương tâm lý lớn, tác động lâu dài.

 Đức Tài

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ngày 20/4/2024, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tổ chức Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên nhân Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4/2024. Hội nghị thu hút sự tham gia của sinh viên từ nhiều trường đại học khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Công tác bảo hộ bản quyền tác giả, quyền liên quan là một trong những yếu tố quan trọng để hướng tới xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm nhiều việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Bà Francesca Gino, người từng là giáo sư Tandon Family về quản trị kinh doanh tại Harvard Business School, đã bị cáo buộc đạo văn và hiện đang nhận sự điều tra từ phía trường học. Vụ việc này đặt ra câu hỏi về tính trung thực trong nghiên cứu học thuật.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Đại diện của các tổ chức dược phẩm quốc tế đã đề nghị bộ trưởng Y tế các nước G20 có những chính sách về bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao gồm cho phép chuyển giao công nghệ và hợp tác tự nguyện, cùng nhiều hoạt động khác.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Mới đây, một nghệ sĩ quyết định khởi kiện Shein với cáo buộc thương hiệu này đã vi phạm bản quyền khi sử dụng AI để sao chép tác phẩm của mình.