SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 13/11/2024
  • Click để copy

Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho nông sản Việt: Tồn tại nhiều khó khăn, bất cập

07:13, 12/10/2018
(SHTT) - Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho nông sản Việt ngày càng được chú trọng và đề cao. Tuy nhiên hiện vẫn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập trong vấn đề này. Chỉ dẫn địa lý ở nhiều nơi chưa phát huy được giá trị và lợi ích đối với cộng đồng…

Đề cao việc xây dựng chỉ dẫn địa lý cho nông sản Việt

Tại Hội thảo “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý”, ông Phan Ngân Sơn, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, trong gần 20 năm qua, Việt Nam đã và đang tập trung vào chiến lược phát triển chỉ dẫn địa lý như một giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản, phát triển thị trường, nâng cao giá trị và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp.

Có thể nói, việc bảo hộ nhãn hiệu, bảo hộ chỉ dẫn địa lý đang là một trong những giải pháp phát triển bền vững mà ngành nông nghiệp hướng tới thông qua việc chú trọng, đẩy mạnh xây dựng và phát triển các thương hiệu nông sản chủ lực của Việt Nam.

bao ho chi dan dia ly cho nong san viet

 

Với chỉ dẫn địa lý (CDĐL), ngoài việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, sản phẩm mang CDĐL phải đáp ứng các quy định về chất lượng đặc thù, đặc trưng được tạo dựng từ điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu) và kỹ thuật sản xuất truyền thống của người dân. Bản thân trong mỗi sản phẩm tự nó cũng mạng một giá trị riêng mà người ta quen gọi là “đặc sản”.

Quá trình bảo hộ CDĐL đã có những tác động tích cực và rõ ràng đến nhận thức, sự quan tâm sâu sắc từ chính quyền các cấp và doanh nghiệp. CDĐL cũng tạo được lan tỏa, tác động tích cực đến nhận thức của cộng đồng và người tiêu dùng. Điểm đáng chú ý là sau khi sản phẩm được bảo hộ, giá bán của các sản phẩm sau khi CDĐL được bảo hộ đều có xu hướng tăng. Điều này thể hiện ở chỗ mỗi một chỉ dẫn địa lý sau khi được nhà nước bảo hộ, về cơ bản, các địa phương sẽ tổ chức quản lý trên cơ sở các chính sách và quy định theo từng sản phẩm, đặc biệt là việc kiểm soát chất lượng và các quy định liên quan đến bao bì, nhãn mác, sử dụng. CDĐL đã tác động đến giá trị của sản phẩm, giá bán của các sản phẩm sau khi CDĐL được bảo hộ đều có xu hướng tăng, đặc biệt là một số sản phẩm như: Nước mắm Phú Quốc (Kiên Giang), cam Cao Phong (Hòa Bình), mật ong bạc hà Mèo Vạc (Hà Giang)...

bao ho chi dan dia ly cho nong san viet 1

 Ảnh: SGGP

Đến tháng 9/2018 đã có 63 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được bảo hộ, trong đó có 57 chỉ dẫn địa lý là các sản phẩm nông sản, thực phẩm, 06 chỉ dẫn địa lý là các sản phẩm phi nông nghiệp. 40 tỉnh/thành phố đã có chỉ dẫn địa lý, 16 tỉnh/thành phố có từ 2 chỉ dẫn địa lý trở lên.

Tổn tại nhiều bất cập, khó khăn

Cũng trong hội thảo, ông Phan Ngân Sơn cho rằng, trong quá trình xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý vẫn gặp nhiều khó khăn, từ hoạt động xây dựng hồ sơ đăng ký đến xây dựng thể chế, huy động nguồn lực, sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong quản lý, quảng bá và nâng cao hiệu quả của các chỉ dẫn địa lý đã được nhà nước bảo hộ. Những khó khăn đó thể hiện trên hai khía cạnh bao gồm:

Thứ nhất là về hoạt động xây dựng hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý. Trách nhiệm xây dựng hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý được giao về cho các cơ quan quản lý nhà nước, thiếu sự chủ động và tham gia của các tổ chức tập thể, doanh nghiệp và người dân; tiếp cận trong xây dựng hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý của một số địa phương còn nhiều bất cập như: lựa chọn dấu hiệu, loại sản phẩm, khoanh vùng khu vực địa lý… dẫn đến nhiều khó khăn cho hoạt động quản lý và sử dụng, hạn chế sự phát triển của chỉ dẫn địa lý sau khi được nhà nước bảo hộ.

Hai là, trong hoạt động quản lý chỉ dẫn địa lý, nhiều khó khăn, bất cập đã xuất hiện trong thời gian gia như mô hình quản lý đa dạng và chưa thống nhất, đặc biệt là vai trò của nhà nước – tổ chức tập thể còn chưa rõ ràng, tạo gánh nặng lên quản lý nhà nước đồng thời lại không phát huy hết vai trò và năng lực của tổ chức tập thể, doanh nghiệp và người dân.

bao ho chi dan dia ly cho nong san viet 2

 

Đồng thời, công tác xây dựng các văn bản pháp lý còn lúng túng, cả về tên gọi, số lượng và nội dung của văn bản… Nhiều quy định chưa thực sự phù hợp với quy định pháp lý và điều kiện thực tế của địa phương; các giải pháp về quảng bá, giới thiệu về chỉ dẫn địa lý trên thị trường chưa mang lại hiệu quả, chỉ dẫn địa lý ở nhiều nơi chưa phát huy được giá trị và lợi ích đối với cộng đồng…

Vì vậy để nâng cao hiệu quả quản lí và sử dụng chỉ dẫn địa lý, nhiều chuyên gia cho rằng, cần xây dựng hệ thống pháp lý ở cấp độ quốc gia và cần có hướng dẫn chung trong quản lý chỉ dẫn địa lý; hình thành các quy định về kiểm soát chỉ dẫn địa lý.

Bên cạnh đó cần hỗ trợ, thúc đẩy chỉ dẫn địa lý trên thị trường thông qua việc xây dựng các dấu hiệu nhận diện chung đối với chỉ dẫn địa lý (logo quốc gia); giới thiệu nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về chỉ dẫn địa lý; thúc đẩy hình thành các kênh phân phối đối với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; thúc đẩy kiểm soát thị trường, xử lí vi phạm.

Ngoài ra, cần xây dựng mô hình tổ chức quản lý phù hợp với đặc trưng về điều kiện sản phẩm; về quy mô và phạm vi sản xuất, chế biến, đối tượng tham gia và hoạt động sản xuất, chế biến, định hình rõ ràng, chất lượng, nguồn gốc, dấu hiệu nhận diện quy trình; linh hoạt trong việc sử dụng các tổ chức tập thể (hiệp hội/hợp tác xã); Xây dựng hệ thống kiểm soát chỉ dẫn địa lý hợp lý, hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý gắn với chuỗi giá trị....

Minh Vân (t/h)

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 3 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 3 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.