SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 01/05/2024
  • Click để copy

VWS chuẩn bị cho hành trình đưa công nghệ Nhật Bản về Khu Liên hợp Xử lý Chất thải Đa Phước

19:48, 24/06/2023
Với mong muốn đưa công nghệ hiện đại, chi phí hợp lý và phù hợp với rác thải tại Việt Nam, Công ty VWS đã trình kế hoạch xây dựng nhà máy đốt rác phát điện theo công nghệ Nhật Bản cho TP.HCM. Chỉ cần dự án được TP.HCM phê duyệt, VWS sẽ bắt tay vào thực hiện trong thời gian nhanh nhất.

Theo thống kê của Ban quản lý các khu liên hiệp xử lý chất thải TP.HCM (MBS), Khu Liên hợp Xử lý Chất thải Đa Phước tiếp nhận, xử lý trên dưới 7.000 tấn rác mỗi ngày, chiếm hơn 70% lượng rác của toàn thành phố. Khu Liên hợp Xử lý Chất thải Đa Phước sử dụng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh và được đưa vào hoạt động kể từ năm 2007 với công suất xử lý 10.000 tấn/ngày.

Khu Liên hợp Xử lý Chất thải Đa Phước do Công ty TNHH Xử lý Chất thải Việt Nam (VWS) của ông David Dương đầu tư và vận hành. Ông David Dương đồng thời cũng là Chủ tịch HÐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty California Waste Solutions (CWS) hoạt động tại Mỹ.

Trước những yêu cầu cấp thiết về việc chuyển đổi công nghệ xử lý rác, VWS đang bắt tay vào việc chuẩn bị đốt rác phát điện theo công nghệ Nhật Bản – một trong những công nghệ tiên tiến nhất thế giới.

Lựa chọn công nghệ tiên tiến

Chia sẻ với phóng viên Tạp chí Sở hữu Trí tuệ và Sáng tạo, ông David Dương cho biết nhiều nước hiện vẫn sử dụng phần lớn công nghệ chôn lấp rác, kể cả Mỹ. Đối với những quốc gia đốt rác phát điện, rác của họ đa phần là rác thải công nghiệp hoặc rác ở các khu dân cư. Thành phần rác hầu hết là nhựa hoặc thành phần dễ cháy. Thành phần rác này khi đốt mới tạo được nhiều nhiệt và phát ra được điện có công suất lớn.

Tuy nhiên ở Việt Nam, thành phần rác thải lại không đáp ứng được yêu cầu trên. Chính điều này khiến doanh nghiệp khó khăn trong việc tìm kiếm công nghệ đốt rác phù hợp theo đúng định hướng phát triển của TP.HCM.

“Tôi luôn mong muốn chọn được ứng dụng công nghệ đốt rác phát điện phù hợp với chủng loại rác của Việt Nam, đồng thời phải đảm bảo an toàn môi trường, sức khỏe người dân… Đặc biệt hơn là đáp ứng được những yêu cầu của TP.HCM là đốt rác hoàn toàn. Thực tế để đáp ứng được tất cả điều này với chi phí hợp lý là rất khó, tuy nhiên may mắn chúng tôi đã tìm kiếm được công nghệ tương đối phù hợp”, ông David Dương chia sẻ.

Theo đó, VWS đã làm xong mảng chuyển đổi và chọn được công nghệ của Nhật Bản phù hợp với đặc điểm chất thải sinh hoạt TP.HCM, chi phí đầu tư tương đối, hiệu suất phát điện cao. Hiện, VWS đã nộp trình UBND TPHCM và đang chờ thành phố phản hồi, kiểm tra dự án để tính đến chuyện thương lượng giá cả, trong đó có cả vấn đề bán điện.

Dự kiến, nhà máy đốt rác phát điện này có công suất tối thiểu khoảng 3.000 tấn/ngày. Rác sẽ được phân thành nhiều loại như tái chế, làm phân hữu cơ, phần còn lại mới đốt. Tổng chi phí đầu tư dự kiến riêng về công nghệ khoảng 420 triệu USD cho 3.000 tấn/ngày.

da phuoc

 Mỗi ngày TP.HCM phát sinh trung bình khoảng 9.500 – 10.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt.

Theo kế hoạch, VWS sẽ đầu tư chuyển đổi công nghệ thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 với công suất 1.500 tấn/ngày là thời gian thử thành phần rác, khối lượng điện thu được. Nếu hiệu quả, giai đoạn 2 sẽ tiến hành sau đó một năm.

Ông David Dương cho rằng xử lý rác bằng công nghệ cao không đơn giản chỉ đem rác đi đốt, mà phải xem xét cụ thể công nghệ nào an toàn và phù hợp nhất, đặc biệt là bảo vệ được môi trường về lâu về dài.

Chính vì tâm tư đó, bản thân ông muốn đặt nhà máy đốt rác tại Khu Công nghệ Môi trường Xanh (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) thay vì Khu Liên hợp Xử lý Chất thải Đa Phước (huyện Bình Chánh, TP.HCM).

Ông nhấn mạnh: “Nếu đặt nhà máy tại Đa Phước sẽ có nhiều thuận lợi vì cơ sở hạ tầng có sẵn, thời gian xây dựng nhà máy chỉ khoảng 20 tháng. Tuy nhiên, nếu tính toán đến chuyện lâu dài, đầu tư bài bản, áp dụng công nghệ xử lý rác với hiệu suất tối ưu thì Long An là địa điểm thích hợp hơn”.

Được biết, ngoài dự án xây nhà máy đốt rác phát điện, VWS cũng đang tiến hành dự án ủ rác, đốt khí gas phát điện tại Khu Liên hợp Xử lý Chất thải Đa Phước. VWS đang thương thảo với Tập đoàn Điện lực Việt Nam để bán điện và sẽ có 12 tổ máy (đang vận hành 4 tổ) được vận hành tại đây.

Dự án này sẽ được nối kết vào lưới điện quốc gia, nhà máy đốt rác phát điện theo công nghệ Nhật Bản trong tương lai cũng nối kết vào đây. Từ đó có thể sử dụng hết nguồn điện có được, phần dư sẽ đưa vào nguồn điện quốc gia nên không có sự xung đột giữa 2 dự án này.

Còn đó những băn khoăn

Mặc dù chỉ còn chờ TP.HCM chấp nhận phương án thay đổi công nghệ là có thể thực hiện, ông David Dương vẫn không tránh khỏi những lo lắng.

Hiện tại, VWS đang nhận gần 7.000 tấn rác/ngày nhưng sau khi lọc lựa, tái chế, làm phân bón…, phần còn lại để đốt chỉ còn khoảng 2.000 - 3.000 tấn. Ngoài ra, rác của Việt Nam độ ẩm rất cao (đạt trên 60%), chất thải hữu cơ cũng chiếm trên 80% nên khi đốt sẽ không thể cho được nhiệt độ cao và kéo dài để sản xuất ra được điện nhiều.

Tôi đã chia sẻ rất nhiều lần, nếu muốn có lợi nhuận tôi đã đầu tư ở những lĩnh vực khác. Tâm huyết của tôi khi về Việt Nam là làm sao mang lại môi trường sạch hơn, xanh hơn thông qua việc áp dụng những công nghệ hiện đại đã được minh chứng tại nhiều nước phát triển, với giá cả phù hợp”, ông David Dương chia sẻ.

Chính vì những tâm tư với quê nhà, ông David Dương cùng VWS đang có ý định tái khởi động các dự án tại Khu công nghệ môi trường xanh Long An, mục đích tạo công ăn việc làm cho người lao động và góp phần thúc đẩy việc phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19.

da phuoc1

 Ông David Dương - Chủ tịch VABA - Chủ tịch HĐQT CWS và VWS. 

Trước mắt, Công ty VWS sẽ có văn bản gửi các cơ quan Nhà nước xin tiếp tục xây dựng hạ tầng, chủ yếu tập trung vào những gì đã được phê duyệt các hạng mục của dự án trước đó. “Việc đầu tư trong giai đoạn này là một tín hiệu tốt cho kinh tế Việt Nam. Điều này chứng minh nhà đầu tư - đặc biệt là nhà đầu tư Mỹ - hoàn toàn tin tưởng vào việc kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi, vượt qua khó khăn nên sẵn sàng “rót tiền”, doanh nhân David Dương nhấn mạnh.

Bên cạnh việc tiếp tục triển khai các kế hoạch dang dở, với mong muốn được góp sức vào công cuộc phục hồi kinh tế, ông David Dương đang xúc tiến việc đưa nhiều doanh nghiệp Mỹ, kiều bào Mỹ về Việt Nam đầu tư. Điều này đã được ông ấp ủ suốt một thời gian dài. Doanh nhân David Dương vui mừng cho biết dự kiến cuối tháng 7/2023, ông sẽ đưa đoàn khoảng 15 – 20 người, gồm một số chính trị gia, nghị sĩ dân biểu và khoảng 10 doanh nghiệp muốn về Việt Nam tìm nguồn cung cấp nguyên liệu. Đoàn còn có sự tham gia của các ngân hàng và tỷ phú Mỹ Douglas M. Leone – người đang nắm một quỹ đầu tư khoảng 80 tỷ USD - đang có ý định tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam.

“Bên cạnh những chính trị gia muốn có quan hệ thắt chặt hơn với Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Mỹ đến Việt Nam lần này nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư, tìm thêm những doanh nghiệp Việt xuất khẩu để nhập hàng trực tiếp. Đặc biệt, vị tỷ phú Mỹ Douglas M. Leone muốn đầu tư vào dự án của VWS và những dự án mà chúng tôi giới thiệu. Tôi tin đây là tín hiệu tích cực cho việc phục hồi kinh tế Việt Nam trong thời gian tới”, ông David Dương nói.

Nhật Linh

Tin khác

Thương hiệu 2 giờ trước
Với vốn hóa lên tới gần 2 nghìn tỷ USD, Nvidia công ty kiểm soát hơn 95% thị trường chip AI chuyên dụng,hiện là công ty có giá trị thứ ba ở Mỹ, sau Microsoft và Apple. .
Tin tức 13 giờ trước
(SHTT) - Liên tục đưa ra thị trường các giải pháp chăm sóc da dựa trên khoa học và có nguồn gốc từ thiên nhiên, Kiehl's đã xây dựng danh tiếng cho mình như là nơi cung cấp mọi giải pháp đột phá trong chăm sóc da cho cả gia đình.
Thương hiệu 4 ngày trước
Ngân hàng HSBC nâng định giá cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan lên mức 98.000 đồng, cao hơn 46% so với mức giá đóng cửa ngày 26/4 là 67.200 đồng. Sau quyết định chia cổ tức tỷ lệ 100%, Masan Consumer (Công ty thành viên thuộc Masan) muốn tiếp tục chia tiền cho nhà đầu tư.
Thương hiệu 4 ngày trước
Kính mắt là sản phẩm giúp bảo vệ đôi mắt khỏi những tác nhân bên ngoài. Hiện nay trên thị trường có nhiều thương hiệu cung cấp kính mắt. Trong đó, Kính Mắt S vẫn luôn là thương hiệu kính mắt tại Việt Nam được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn.
Thương hiệu 4 ngày trước
(SHTT) - Vào ngày 21/04 vừa qua, tại Khách Sạn 5 Sao Grand Plaza Hà Nội, đã diễn ra buổi ra mắt áo điều hoà phiên bản mới nhất đến từ thương hiệu Fujiki được sản xuất trên dây chuyền hiện đại và chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người lao động mỗi ngày.