SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 03/04/2024
  • Click để copy

Việt Nam xuất khẩu những gì sang các nền kinh tế APEC?

07:23, 12/11/2017
Đến hết tháng 10/2017, Việt Nam đã xuất khẩu được 120,5 tỷ USD các loại hàng hoá sang 21 nền kinh tế thành viên trong APEC. Đây là số liệu thống kê vừa được Tổng cục Hải quan công bố.

Cụ thể, các sản phẩm Việt Nam xuất khẩu sang các nền kinh tế APEC nhiều nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 15,41 tỷ USD; máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng với kim ngạch 8,07 tỷ USD; giầy dép các loại với kim ngạch 7,39 tỷ USD; gỗ và sản phẩm từ gỗ với kim ngạch 5,35 tỷ USD...

xuat-khau-apec-1510363025372

 

Về tổng kim ngạch, theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, đến tháng 10/2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) của Việt Nam sang các nền kinh tế thành viên APEC đạt hơn 265,3 tỷ USD, tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm trước và gần bằng kim ngạch XNK của Việt Nam sang APEC trong năm 2016.

Tuy nhiên, 10 tháng đầu năm Việt Nam vẫn ghi nhận có thâm hụt thương mại lớn đối với các nền kinh tế APEC, cụ thể xuất khẩu 10 tháng đạt 120,5 tỷ USD, trong khi đó nhập khẩu đạt 144,8 tỷ USD, mức thâm hụt trên 24 tỷ USD.

Báo cáo của hải quan nhấn mạnh, trong giai đoạn 2010 đến hết tháng 10/2017, Việt Nam thâm hụt thương mại trung bình hơn 23,7 tỷ USD/năm với các nền kinh tế APEC.

Hiện Trung Quốc và Hàn Quốc là các nền kinh tế mà Việt Nam có thâm hụt thương mại lớn nhất, trong đó thâm hụt thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc duy trì nhiều năm qua; với Hàn Quốc thâm hụt thương mại của Việt Nam lớn mới xuất hiện khoảng vài năm trở lại đây do yếu tố Samsung và các hãng điện tử lớn nhập khẩu hàng về Việt Nam nhiều hơn khi họ đặt các nhà máy sản xuất lớn tại Bắc Ninh – Thái Nguyên và Hải Phòng.

Đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong APEC hiện lần lượt là: Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản, 4 trong 21 nền kinh tế thành viên APEC cũng là các nền kinh tế hàng đầu thế giới có quan hệ thương mại với Việt Nam đạt kim 193 tỷ USD, chiếm 70% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong APEC.

Về xuất khẩu, Mỹ hiện là thị trường lớn nhất của Việt Nam trong APEC với khoảng 34,5 tỷ USD, chiếm gần 30% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong APEC. Đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc, tiếp sau là Nhật Bản, Hàn Quốc.

Trong APEC, hiện Việt Nam xuất siêu lớn sang các nền kinh tế như Mỹ, Nhật, Hồng Kông, Úc, Nga và nhập siêu từ các nền kinh tế Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia.

Về kim ngạch và các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam trong APEC, Trung Quốc hiện là thị trường nhập nguyên liệu lớn nhất của Việt Nam với giá trị đạt 46,8 tỷ USD, chiếm trên 32% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong APEC, đứng thứ 2 là Hàn Quốc, thứ 3 là Nhật Bản.

Các sản phẩm nhập khẩu của Việt Nam từ các nền kinh tế APEC chủ yếu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; điện thoại các loại và linh kiện, vải, sắt thép các loại...

Theo Dân Trí

Tin khác

Kinh tế 12 giờ trước
(SHTT) - Từ nay đến cuối năm, 42 máy bay của các hãng hàng không Việt Nam sẽ phải dừng hoạt động để khắc phục lỗi động cơ của nhà sản xuất. Việc triệu hồi động cơ sẽ làm số máy bay trên phải dừng khai thác trong năm 2024 và năm 2025, Hàng không Việt Nam thiếu hụt đội máy bay trầm trọng.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Counterpoint Research dự đoán doanh số bán điện thoại thông minh trên toàn cầu sẽ tăng 3% vào năm 2024, khi lạm phát giảm nhẹ giúp phục hồi nhu cầu tại các thị trường mới nổi và sự tích hợp AI thu hút người mua đến với các thiết bị cao cấp.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Trong khi giá xăng dầu trên thị trường quốc tế duy trì ở mức cao, tại thị trường trong nước theo phiên điều hành ngày 30/3 của liên bộ Tài chính - Công Thương giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu được điều hành theo hướng tăng giá xăng, giảm giá dầu.
Kinh tế 4 ngày trước
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cho biết giá cà phê lên cao và nhanh khiến họ không trở tay kịp.
Kinh tế 4 ngày trước
(SHTT) - Mỗi ngày, Fisker chứng kiến 70 – 80 lần hủy đơn đặt mua xe, công ty ô tô điện này đang cố gắng tìm kiếm nguồn tài chính bổ sung và đối mặt với nguy cơ phá sản.