Ứng dụng nhiên liệu LNG nền tảng cho lộ trình giảm phát thải khí nhà kính
LNG là khí thiên nhiên hóa lỏng được chuyển từ dạng khí sang dạng lỏng để thuận tiện cho quá trình vận chuyển. Theo đánh giá của các chuyên gia, LNG là nhiên liệu hóa thạch sạch, có hiệu quả kinh tế cao.
Chính phủ và các cơ quan quản lý năng lượng tại Việt Nam cũng đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của LNG đối với việc phát triển kinh tế trong nhiều năm tới.
Theo TS. Nguyễn Hữu Lương - Chuyên gia cao cấp, Viện Dầu khí Việt Nam: Nhiều công ty đang chuyển sang sử dụng LNG để giảm thiểu tác động môi trường
Hiện nay, thị trường sử dụng chủ yếu của khí thiên nhiên sẽ là những nhà máy sản xuất điện, nhà máy sản xuất điện khí, nhà máy sản xuất điện LNG. Cạnh đó, LNG cũng sẽ được sử dụng trong công nghiệp và dịch vụ... Hiện trên thế giới cũng đã hình thành nên những tuyến đường vận chuyển LNG từ nơi sản xuất cho đến nơi tiêu thụ. LNG phân bố trữ lượng không đồng đều, ví dụ trữ lượng nhiều như khu vực Trung Đông, Nga... bên cạnh đó có những nơi trữ lượng thấp như châu Âu.
LNG có thể được vận chuyển bằng đường biển (tàu) hoặc đường bộ (xe bồn, tank truck, xe lửa). LNG được vận chuyển bằng tàu khi khoảng cách vận chuyển tương đối xa, dung tích chứa phổ biến của tàu giao động từ 120.000 – 175.000m3, các tàu mới có dung tích lên đến 267.000m3, hiện có khoảng 300 tàu chở LNG đang hoạt động. LNG được vận chuyển bằng xe bồn/xe lửa khi khoảng cách vận chuyển gần, dung tích chứa của xe bồn xấp xỉ 6 – 20m3.
Ứng dụng của LNG bao gồm 5 ứng dụng chính, bao gồm: Dân dụng và thương mại như làm nhiên liệu để nấu ăn, sưởi ấm hộ gia đình và tòa nhà; Trong giao thông vận tải sẽ làm nhiên liệu để thay thế cho DO & FO; Trong Công nghiệp làm nhiên liệu để cung cấp năng lượng cho sản xuất thép, xi măng, gốm... Điện khí/LNG sạch hơn ½ phát thải so với điện than truyền thống, là bước chuyển tiếp từ than sang năng lượng tái tạo; Trong hóa chất/hóa dầu: sản xuất phân bón, các loại nhựa, xơ, sợi...
Về nhu cầu thị trường khí Việt Nam, bao gồm khí tự nhiên nội địa và khí LNG nhập khẩu giai đoạn 2030 – 2050, cơ cấu nguồn cung khí tại Việt Nam từ nguồn mỏ trong nước sẽ chiếm từ 40% – 45%, nhu cầu khí nhập khẩu LNG ở Việt Nam sẽ giao động từ 55% - 60%. Nhu cầu sử dụng LNG sẽ tập trung tại 4 lĩnh vực: Sản xuất điện; Công nghiệp; Sản xuất phân bón và hóa dầu.
Còn TS. Nguyễn Quốc Thập - Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam: Các khó khăn, thách thức và giải pháp nhằm hiện thực hóa mục tiêu điện khí LNG theo Quy hoạch Điện VIII
Khó khăn và thách thức: Thị trường tiêu thụ điện tăng chậm so với mục tiêu trong các quy hoạch điện; Thiếu khung pháp lý để hoàn thành đàm phán và ký kết các thỏa thuận pháp luật, kinh tế, thương mại giữa các chủ thể trong chuỗi dự án đến khí LNG; Bỏ bảo lãnh Chính phủ, nhưng các doanh nghiệp lại chưa đủ hành lang pháp lý để bảo lãnh thay thế; Chính vì vậy làm khó khăn hơn cho hợp đồng mua bán điện.
Vấn đề bảo lãnh/bảo đảm chuyển đổi ngoại tệ nội tệ và nghĩa vụ thanh toán quốc tế về nhập khẩu LNG; Khi mua LNG thì thường phải trả bằng ngoại tệ, nhưng thu bằng tiền đồng. Nhà đầu tư phải chuyển đổi tiền nhưng nhà đầu tư yêu cầu phải bảo lãnh về khối lượng và tỷ giá.
Vấn đề ban hành khung giá phát điện cho Nhà máy phát điện khí LNG vẫn còn đang nghiên cứu xem xét; Bộ Công Thương cho đến nay vẫn chưa thực hiện được do khó khăn về Luật Điện lực chưa cho phép thực hiện. Trong khi đó Luật Giá đã cho phép tính đúng, tính đủ về cơ cấu giá thành.
PV