SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 30/04/2024
  • Click để copy

Truy xuất nguồn gốc bằng QR Code: Nâng cao niềm tin của người tiêu dùng

10:29, 29/08/2023
(SHTT) - Việc truy xuất nguồn gốc bằng QR Code không chỉ giúp chống lại vấn nạn hàng giả, hàng nhái đang diễn ra trên thị trường mà còn giúp người tiêu dùng tự bảo vệ quyền lợi của mình.

Hiện nay, truy xuất nguồn gốc đang trở nên cần thiết trong xu thế tất yếu của thị trường. Nhu cầu minh bạch nguồn gốc, chất lượng sản phẩm hàng hóa được quan tâm nhiều hơn và trở thành tiêu chí bắt buộc trong xuất khẩu. Đặc biệt, trong bối cảnh người tiêu dùng trong nước ngày càng cần sự minh bạch đối với sản phẩm hàng hóa như lương thực, thực phẩm… việc truy xuất nguồn gốc được coi là "chìa khóa" khởi tạo niềm tin cho người tiêu dùng, giúp họ yên tâm sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng được bảo đảm; đồng thời giúp ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, góp phần xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm Việt Nam.

Đặc biệt truy xuất nguồn gốc còn là giải pháp tối ưu, mang lại lợi ích to lớn cho tất cả các bên nhận diện được giá trị tham gia vào chuỗi cung ứng. Một hệ thống truy xuất nguồn gốc cần có sự liên kết giữa các mắt xích, các đơn vị trong chuỗi để mang lại lợi ích cho các bên tham gia, tăng tính minh bạch, qua đó nâng cao uy tín của các sản phẩm trên thị trường. Không chỉ vậy, đối với xuất khẩu, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa, nhất là nông sản giúp các bên liên quan có thể truy xuất thông tin nhanh chóng, chính xác, giúp doanh nghiệp hướng đến chinh phục thị trường quốc tế vốn đòi hỏi rất khắt khe về truy xuất nguồn gốc hàng hóa trong cả sản xuất lẫn thương mại.

truy xuat nguon goc

 

Vì vậy trong thời đại số hóa hiện nay, việc mua sắm không chỉ đơn giản là lựa chọn sản phẩm mình cần, mà còn là sự tìm hiểu và xác thực để đảm bảo mua đúng sản phẩm chính hãng. Với công nghệ ngày càng phát triển, quét mã QRCode trên sản phẩm là một trong những công cụ quan trọng giúp người mua hàng có đầy đủ thông tin về sản phẩm cũng như các quyền lợi mua sắm của mình.

Căn cứ Quyết định 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể Phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 với một trong những nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng và hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các giải pháp công nghệ số (công nghệ mã vạch, mã QRcode) để xác thực sản phẩm là hàng chính hãng, xây dựng thương hiệu trực tuyến và tiếp thị trên môi trường điện tử, Trung tâm Tin học và Công nghệ số (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương) đã xây dựng và đi vào vận hành hệ thống xác thực hàng chính hãng thông qua QRCode trong thương mại điện tử.

Việc sử dụng tem truy xuất nguồn gốc trên các sản phẩm giúp khách hàng có cái nhìn toàn diện hơn về sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua sắm. Người tiêu dùng có thể truy xuất thông tin nhanh chóng, chính xác, qua đó nâng cao niềm tin vào các sản phẩm có gắn tem truy xuất nguồn gốc.

Tạo thói quen khi quét QRcode để tìm hiểu thông tin, thông số của sản phẩm trong mỗi lần mua sắm cũng đồng nghĩa với việc người tiêu dùng đang khuyến khích các doanh nghiệp ngày càng chú trọng, sâu sát hơn trong việc cung cấp thông tin minh bạch và chất lượng đến người tiêu dùng.

Với mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, Việt Nam hướng tới sản xuất sản phẩm, hàng hóa giá trị gia tăng cao, sản xuất theo chuỗi giá trị đảm bảo các nguyên tắc bền vững, trách nhiệm và minh bạch, khẳng định thương hiệu sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu, việc kết nối Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa quốc gia sẽ góp phần trong việc xây dựng và khẳng định thương hiệu sản phẩm Việt Nam, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.

Hà Anh

Tin khác

Tài sản trí tuệ 10 giờ trước
Vẫn còn trong thời gian bị đình chỉ hoạt động, Thẩm mỹ quốc tế Lucy vẫn tiếp tục cung cấp dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn trái phép ngay ở trung tâm Quận 1 (TP.HCM).
Tài sản trí tuệ 18 giờ trước
(SHTT) - GlaxoSmithKline (GSK) đã đệ đơn lên tòa án liên bang Delaware, cáo buộc Pfizer và BioNTech vi phạm các bằng sáng chế liên quan đến công nghệ mRNA trong vắc xin ngừa Covid-19 của họ.
Tài sản trí tuệ 18 giờ trước
(SHTT) - Tại Hội nghị Nghiên cứu Khoa học sinh viên về Sở hữu trí tuệ, một trong những đề tài được quan tâm là ‘‘Hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo’’ đã được đưa ra bàn luận và nhận được những đánh giá rất tích cực. 
Tài sản trí tuệ 18 giờ trước
(SHTT) - Một nhà nghiên cứu AI đã kiện Amazon về vấn đề phân biệt và sa thải bất hợp pháp, với cáo buộc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khi phát triển các mô hình AI để cạnh tranh.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp xử phạt vi phạm hành chính, số tiền 45 triệu đồng và tịch thu 1.600 sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.