SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Thụy Điển sáng chế con chip bé bằng hạt gạo lưu thông tin tiêm chủng COVID-19

07:53, 04/01/2022
(SHTT) - Công ty DSruptive Subdermals của Thụy Điển mới đây đã phát triển thành công một loại chứng nhận tiêm chủng phòng COVID-19 dưới dạng chip điện tử với kích thước chỉ bằng hạt gạo cho phép cấy trực tiếp dưới da người.

Ông Hannes Sjoblad, Giám đốc điều hành của DSruptive Subdermals - một đơn vị chuyên về vi điện tử cấy ghép - cho biết ông đang sở hữu một chip điện tử cấy dưới cánh tay và đã lập trình chip này để lưu trữ thông tin tiêm chủng của mình với mong muốn thông tin có thể dễ dàng truy cập chỉ bằng cách quét điện thoại lên con chip và mở khóa.

Theo ông Hannes Sjoblad, thiết bị cấy ghép có giá lên đến 100 euro (113,4 USD) đối với phiên bản cao cấp nhưng tính về mặt kinh tế chúng không hề đắt. Những chiếc chip này rẻ hơn một nửa so với các thiết bị theo dõi sức khỏe đeo được nhưng có thời gian sử dụng lên đến 20 năm, 30 năm hay thậm chí 40 năm. Trong khi đó, các sản phẩm theo dõi sức khỏe chỉ sử dụng được từ 3 - 4 năm.

chip-dien-tu-cay-duoi-da

Ông Hannes Sjoblad, Giám đốc của DSruptive Subdermals, giới thiệu một một chip điện tử, ở Stockholm, Thụy Điển, ngày 20/12/2021. (Ảnh: AFP). 

Người điều hành của DSruptive Subdermals cho rằng phương pháp lưu trữ thông tin này là một trong những thử nghiệm của công ty và sẽ trở thành sản phẩm được ứng dụng rộng rãi từ nay đến đầu năm 2022.

Trong khi thừa nhận nhiều người coi việc cấy ghép chip điện tử là một phương pháp "đáng sợ" như một thiết bị giám sát cá nhân, ông Sjoblad cho rằng thay vào đó mọi người nên coi đây là một thẻ định danh (ID) đơn giản. Thiết bị này không có pin, không thể tự truyền dữ liệu do đó chúng không giám sát được vị trí của người sử dụng mà chỉ được kích hoạt khi chạm bằng điện thoại thông minh. Ông cho biết việc cấy ghép là hoàn toàn tự nguyện đối với mọi người.

Mặc dù phương pháp trên chưa phổ biến, song hàng nghìn người ở Thụy Điển đã lựa chọn cấy các thiết bị điện tử dưới da trong những năm gần đây. Phương pháp trên đã giúp loại bỏ việc ghi nhớ các thông tin như chìa khóa thông minh, danh thiếp, thẻ giao thông công cộng và mới nhất gần đây là thẻ tiêm chủng.

Dự kiến sẽ có hàng nghìn người ở Thụy Điển ủng hộ và bước đầu ứng dụng hình thức chứng nhận Covid-19 mới này.

Trước đó, công nghệ gắn chip dưới da cũng đã được không ít người trên thế giới lựa chọn để lưu trữ các thông tin cá nhân quan trọng hoặc sử dụng như một phương pháp thay thế thẻ ngân hàng.

Thái An

Tin khác

Tài sản trí tuệ 20 giờ trước
Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “LuxCell - Ứng dụng liệu pháp tế bào gốc trong y học tái tạo” ngang nhiên quảng cáo và hành nghề trái phép trong lĩnh vực khám, chữa bệnh và tàng trữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc tại địa chỉ số 186 – 186A Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10, Quận 3.
Tài sản trí tuệ 20 giờ trước
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở kinh doanh tắm hơi, massage nhưng lại treo bảng hiệu Cheongdam - Dong cùng với các dòng chữ tiếng Hàn Quốc ngang nhiên quảng cáo là “phòng khám điều trị suy giãn tĩnh mạch thuộc top 1 châu Âu”.
Tài sản trí tuệ 20 giờ trước
(SHTT) - Trong những năm gần đây, Việt Nam đã ghi nhận sự gia tăng đáng kể về số lượng đơn đăng ký sáng chế của chủ thể trong nước. Theo các chuyên gia, để thúc đẩy động lực sáng chế và đổi mới sáng tạo, chúng ta sẽ cần sự đổi mới trong cách tiếp về sở hữu trí tuệ.
Tài sản trí tuệ 21 giờ trước
(SHTT) - LG Energy Solution (LGES), nhà sản xuất pin EV lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau CATL của Trung Quốc, mới đây đã có động thái nhằm cảnh báo hoặc thậm chí kiện những trường hợp nghi ngờ vi phạm bằng sáng chế của mình.
Tài sản trí tuệ 21 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, tại Diễn đàn Khoa học và kinh tế toàn cầu 2024, tổ chức tại Dubai, Anh hùng Lao động Hoàng Đức Thảo, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam đã nhận giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và danh hiệu Viện sĩ Danh dự.