SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 09/05/2024
  • Click để copy

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe NaviGout: Có cố tình vi phạm quảng cáo bán hàng?

10:00, 23/06/2020
(SHTT) - Chỉ là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có khả năng hỗ trợ giảm nguy cơ tăng acid uric và Cholesterol trong máu, hỗ trợ giảm triệu chứng đau nhức xương khớp nhưng NaviGout lại quảng cáo công dụng sản phẩm như thuốc chữa bệnh…

Theo phản ánh của bạn đọc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) NaviGout được thổi phồng công dụng sản phẩm 100% có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, tự phong có khả năng điều trị bệnh… gây ra nhầm lẫn cho người sử dụng.

Tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 hướng dẫn Luật ATTP quy định: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Dietary Supplement) là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh”.

Ngoài ra, các chuyên gia ngành Dược cũng khẳng định, TPCN chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, phòng ngừa bệnh tật, chứ không thể thay thế được thuốc điều trị bệnh.

Chiếu theo quy định của Pháp luật, nghiêm cấm các đơn vị quảng cáo TPCN có thể gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc chữa bệnh hoặc dùng từ “chấm dứt”, “chữa khỏi”, “đẩy lùi”, giải quyết dứt khoát”,“điều trị”, “thoát khỏi”,… để nói về tác dụng của TPCN. Nhưng hiện nay, nhiều đơn vị đang cố ý quảng cáo bằng đủ mọi cách khiến người tiêu dùng hiểu nhầm công dụng thật sự của sản phẩm.

NaviGout

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe NaviGout thổi phồng công dụng có khả năng điều trị bệnh? 

TPBVSK có khả năng điều trị bệnh?

Để làm rõ thông tin phản ánh, PV đã có những ghi nhận như sau: TPBVSK NAVIGOUT được Cục An toàn thực phẩm cấp giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm số 47615/2017/ATTP-XNCB doCTCP TRUEPHARMCO sản xuất; địa chỉ tại Nghĩa Hảo, Phú Nghĩa, Chương Mỹ, TP. Hà Nội. Phân phối bởi và chịu trách nhiệm sản phẩm do Công ty TNHH Mộc Hoa Đường; địa chỉ tại số nhà 07, Lô L2, dự án khu nhà ở thấp tầng Hải Ngân, thôn thượng, Thanh Liệt, Thanh Trì, TP. Hà Nội.

Sản phẩm NaviGout có “Giấy xác nhận nội dung quảng cáo” số 00883/2018/ATTP-XNQC do Cục An toàn thực phẩm cấp ngày 23/8/2018 chỉ là TPBVSK có khả năng hỗ trợ giảm nguy cơ tăng acid uric và Cholesterol trong máu, hỗ trợ giảm triệu chứng đau nhức xương khớp.

NaviGout1

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo. 

Tuy nhiên, qua quá trình tìm hiểu, trên một số trang web như:

http://xkmh.xuongkhoptaigia.xyz/nvgout?utm_source=GoutSP-6327&utm_term=navigout&utm_medium=c&gclid=CjwKCAjw8df2BRA3EiwAvfZWaBRZF77AjUfECCLya_UaU4pCHxFSmLewrlHmsGNZjjgDI-KPwguzIxoCnv4QAvD_BwE

https://benhgout.biquyetsongkhoe.asia/td?gclid=CjwKCAjw8df2BRA3EiwAvfZWaP17LLxVMli1S_8z8a70wC--W5H0Xl7SrU92RDxwNNtGumDPgNppjRoCyfoQAvD_BwE

https://caogam.navigout.vn/facebook

http://hangchinhhang.ladi.me/navigout?utm_source=coccoc_context&utm_medium=CPC&utm_campaign=Search%20-%20Gout%20-%2010.4.2020&utm_term=navi%20gut&utm_content=27276655”

Sản phẩm NaviGout lại được quảng cáo với nhiều công dụng như: “Giải pháp tiêu trừ bệnh Gout dựa trên phương pháp đông y; giải quyết tận gốc bệnh Gút; giải quyết dứt khoát tận gốc bệnh gout nhanh chóng; hạ Axit Uric trong máu về mức an toàn; thanh lọc tinh thể muối Urat ra khỏi cơ thể; đánh tan cục Tophi lâu ngày; tiêu viêm, khử trùng giúp hết sưng, nóng đỏ;Chống viêm, hoạt huyết, giảm đau nhức; chấm dứt đau nhức - đẩy lùi" bệnh Gout độc đáo; chấm dứt đau nhức, hồi phục sức khỏe; ngăn chặn quá trình kết đọng tinh thể Urat, không lo tái phát lại gút; tăng cường chuyển hóa và đào thải Axit Uric trong máu ra ngoài cơ thể, làm sạch muối Urat tại khớp, tiêu trừ hạt Tophi;…”. Sản phẩm sử dụng những từ ngữ lập lờ rất dễ gây nhầm lẫn với người tiêu dùng đây là một loại thuốc chữa bệnh.

NaviGout2

 

NaviGout3

 

NaviGout4.png

 

NaviGout5

 

NaviGout6

Doanh nghiệp liệu có đang cố tình “tâng bốc”công dụng sản phẩm? 

Cách quảng cáo vượt xa khả năng hỗ trợ điều trị bệnh so với thực tế của thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Kanka-Katsuryokujn hiểu nhầm như thuốc chữa bệnh đã có dấu hiệu vi phạm khoản 3, Điều 3 của Thông tư 08/2013/TT – BYT hướng dẫn về quảng cáo thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế quy định rõ các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo thực phẩm đó là “Quảng cáo thực phẩm chức năng có tác dụng như thuốc chữa bệnh’’.

Ngoài ra, trên một số website trên, doanh nghiệp còn quảng cáo sản phẩm dưới dạng liệt kệ công dụng của từng thành phẩm của sản phẩm, quy định tại điểm c khoản 4 Điều 70 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 55 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP). Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

Bổ sung điểm c khoản 4 Điều 70 như sau:“c) Quảng cáo thực phẩm chức năng dưới dạng liệt kê công dụng của từng thành phần của sản phẩm".

NaviGout7.png

 

NaviGout8.png

Một số website còn quảng cáo sản phẩm dưới dạng liệt kê công dụng của từng thành phần sản phẩm có vi phạm pháp luật hay không? 

Núp bóng “nhân vật chia sẻ, thư cảm ơn”

Đặc biệt, theo tìm hiểu của phóng viên, những trang web này còn sử dụng rất nhiều thư cám ơn, lời chia sẻ hoặc video chia sẻ của khách hàng làm tăng uy tín cho sản phẩm, tạo sự tin tưởng đối với người đọc. Đơn cử như một vài chia sẻ (trích nguyên văn) như sau:

Chị Lê Quỳnh Như – tổ 2, khu phố 3, phường Phước Bình, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước chia sẻ:

“Chồng tôi bị bệnh gút, mẹ chồng bị bệnh khớp, bản thân cũng bị chứng viêm khớp hành hạ. Cứ tái phát đi tái phát lại nhiều lần không khỏi. Khi đọc được thông tin có sản phẩm Navigout dùng cho người bệnh gout và khớp trên báo mạng, tôi quyết định mua 3 hộp cao cho cả gia đình cùng uống. Sau khi sử dụng thấy bệnh đỡ đau, nên chúng tôi quyết định dùng tiếp. Cho đến nay, cả gia đình tôi có 4 người đều sử dụng sản phẩm này (mẹ chồng, chị gái và hai vợ chồng tôi) không bị chứng đau khớp hành hạ nữa, chỉ số axit uric của chồng tôi xét nghiệm lần gần đây đã được giảm xuống mức 328 mol/l”....

NaviGout9

 

NaviGout10

Nhiều lời chia sẻ, tâm sự cảm ơn kèm video của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm Navigout. 

NaviGout11

 

NaviGout12

Thậm chí, cùng 1 người chia sẻ nhưng lời tâm sự lại không thống nhất ở hai website khác nhau? 

NaviGout13

Sử dụng hình ảnh của người nổi tiếng (NSUT Chí Trung) nói về Navavigout, liệu nội dung này đã được cơ quan chức năng xác nhận nội dung quảng cáo hay chưa? 

Theo quy định trong nghị định 158 của Chính phủ về xử lý vi phạm về quảng cáo, hành vi sử dụng thư tín, hình ảnh của nhân viên và cơ sở y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm, quảng cáo gây hiểu lầm thực phẩm chức năng là thuốc chữa bệnh... sẽ bị xử phạt 20-30 triệu đồng.

Kiếm tiền dựa trên niềm tin của khách hàng?

Vào vai một người bệnh cần mua hàng, PV đã để lại SĐT trên trang web:

http://hangchinhhang.ladi.me/navigout?utm_source=coccoc_context&utm_medium=CPC&utm_campaign=Search%20-%20Gout%20-%2010.4.2020&utm_term=navi%20gut&utm_content=27276655

Một thời gian ngắn sau có nhân viên tư vấn gọi điện theo SĐT:0398xx2832, tự xưng bên nhà thuốc đông y chuyên nghiên cứu và điều trị bệnh gout. Cụ thể, sau một hồi nói về các biểu hiện của bệnh, người tư vấn kê cho một bộ liệu trình sử dụng trong vòng 1 tháng, chuyên đặc trị bệnh gout bao gồm hàm lượng "thuốc" uống và "thuốc" xoa để điều trị. Sau đó, người này khẳng định trong vòng 3 tháng sẽ khỏi dứt điểm chứ không phải hỗ trợ không!

Nhân viên tư vấn bên phía NaviGout đã vẽ ra một loạt công dụng giống như một loại “thuốc tiên” có thể chữa được bệnh như: tác động trực tiếp làm giảm đau, giảm sưng, làm tan và ngăn chặn u cục, lọc máu tốt hơn, tiêu hết viêm ở các đầu khớp,… Thế nhưng, sản phẩm này chỉ là TPBVSK được Cục ATTP công bố với công dụng hỗ trợ giảm nguy cơ tăng acid uric và Cholesterol trong máu, hỗ trợ giảm triệu chứng đau nhức xương khớp.

Đáng chú ý, khi PV hỏi đây là thực phẩm chức năng hay là thuốc? Phía nhân viên tư vấn cho biết:“Bên ngoài ghi là TPBVSK để phân biệt với bên thuốc tây nhưng bên trong hàm lượng là thuốc đông y được bào chế theo công thức gia truyền và đặc trị”. Vậy rốt cuộc đây là thuốc?

Như vậy, việc Công ty TNHH Mộc Hoa Đường thực hiện hành vi quảng cáo những thông tin không nằm trong danh mục các nội dung đã đăng ký trong “Giấy xác nhận nội dung quảng cáo” vi phạm nghiêm trọng quy định về quảng cáo thực phẩm chức năng?

Theo đó, tại Khoản 3 điều 43 của Luật An toàn thực phẩm, quy định về quảng cáo thực phẩm như sau: “Người phát hành quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, tổ chức, cá nhân có thực phẩm quảng cáo chỉ được tiến hành quảng cáo khi đã được thẩm định nội dung và chỉ được quảng cáo đúng nội dung đã được xác nhận”.

Với những hành vi nêu trên, liệu đơn vị phân phối sản phẩm là Công ty TNHH Mộc Hoa Đường có đang vi phạm các quy định về quảng cáo thực phẩm chức năng nói riêng và Luật Quảng cáo nói chung?

 Hà Phương

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.