SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 01/05/2024
  • Click để copy

Thử nghiệm lâm sàng thành công loại vắc xin ức chế sự phát triển của loại u não

17:19, 03/04/2019
(SHTT) - Các nhà khoa học ở Đại học Thomas Jefferson, Mỹ, vừa qua thông báo đã đạt được kết quả đầy hứa hẹn trong nghiên cứu lâm sàng về một loại vắc xin mới có khả năng ức chế sự phát triển của căn bệnh u não phổ thông hiện nay - BGM.

Đây là kết quả của giai đoạn đầu nghiên cứu lâm sàng chứng minh tính hiệu quả và an toàn của vắc xin trong điều trị bệnh nhân mắc bệnh Glioblastoma (GBM, một trong các khối u não phổ biến nhất, chiếm khoảng 12 là 15% của tất cả các khối u não). Với loại u não này, tiên lượng sống sót là 11-15 tháng.

Các tế bào trong glioblastoma giống như các tế bào astrocytes - chúng là những tế bào bình thường nuôi dưỡng và hỗ trợ các tế bào thần kinh cũng như đáp ứng với chấn thương của não. Người ta cho rằng một tế bào gốc hoặc tế bào astrocyte chưa trưởng thành là nguồn gốc của đột biến di truyền và phát triển thành tế bào ung thư glioblastoma. Những tế bào này có thể phát triển một cách nhanh chóng và có thể lây lan khắp não và chèn lấn các tế bào não thông thường.

Các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàn của GBM khác nhau tùy thuộc vào kích thước, vị trí, và tỷ lệ tăng trưởng của khối u. Một số dấu hiệu phổ biến của glioblastoma bao gồm: nhức đầu, buồn nôn, lú lẫn, yếu, tê liệt, chóng mặt, co giật, và mất thăng bằng

Trị liệu làm chậm sự phát triển của khối u và kéo dài cuộc sống thêm nhiều tháng. Nghiên cứu có sự tham gia của 33 bệnh nhân được điều trị bằng vắc xin mới có tên IGV-001. Một nhóm đối chứng gồm 35 người được hưởng chế độ điều trị chuẩn trong cùng một bệnh viện.

vac-xin-moi-igv-001-keo-dai-cuoc-song-cua-benh-nhan-u-nao-770d77

 

Các nhà nghiên cứu giải thích rằng vắc xin tạo ra từ các tế bào ác tính của chính bệnh nhân, được thu thập trong quá trình phẫu thuật cắt bỏ khối u. Các tế bào ác tính được xử lý bằng oligodeoxynucleotide AS-ODN, hoạt động chống lại thụ thể IGF-R1, điều khiển sự phát triển của khối u khu trú và di căn.

Sau đó, thuốc được cấy vào bệnh nhân ở dưới da vùng bụng. Điều trị thử nghiệm bao gồm hai liều vắc xin. Sau đó, những người tham gia được quan sát trung bình trong 13 tháng. Đối với một số người bệnh, thời gian theo dõi lên đến 39 tháng.

Quan sát một thời gian, các nhà nghiên cứu nhận ra nếu điều trị bằng loại vắc xin mới, thời gian khối u tồn tại mà không tăng trưởng kích thước đã được kéo dài tới 10,4 tháng, tăng 6 tháng so với khi dùng với liệu pháp chuẩn bao gồm phẫu thuật, và sau đó là xạ trị và hóa trị liệu. Các nhà nghiên cứu nhấn mạn rằng đây là 2 tiêu chí quan trọng nhất. Ngoài ra, không có tác dụng phụ nào được phát hiện. Vào cuối năm nay, các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành giai đoạn thử nghiệm lâm sàng thứ hai để xác nhận kết quả.

Gia An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Các nhà khoa học ở Trung Quốc mới đây đã phát triển một phương pháp xét nghiệm ung thư mới, mở ra bước tiến lớn trong lĩnh vực y tế và triển vọng trong việc phát hiện và cứu sống hàng triệu người trên toàn thế giới.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Đường bộ Hoa Kỳ (NHTSA), khoảng hơn 20.000 xe ô tô Hyundai Santa Fe thế hệ mới sẽ bị triệu hồi do hệ thống camera lùi có nguy cơ bị mất hình ảnh hiển thị trên màn hình dẫn đến giảm tầm nhìn của lái xe phía sau và tăng nguy cơ tai nạn.
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, các nhà Khoa học đã tìm ra vật liệu mới mang tên "goldene" (lá vàng mỏng nhất thế giới) hứa hẹn nhiều ứng dụng quan trọng trong biến đổi carbon dioxide và sản xuất hydro.
Khoa học Công nghệ 4 ngày trước
(SHTT) - Ngày 26/4/2024, AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.
Khoa học Công nghệ 4 ngày trước
(SHTT) - Qualcomm đã nhận thấy tiềm năng của Ấn Độ trong lĩnh vực thiết kế chip khi bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn của nước này đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, đồng thời công ty cũng đang tận dụng đội ngũ kỹ sư tài năng của Ấn Độ.