SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

Thành công loại bỏ virus HIV bằng công nghệ chỉnh sửa gen trong phòng thí nghiệm

14:16, 26/03/2024
(SHTT) - Các nhà khoa học tại Đại học Amsterdam (Hà Lan) mới đây đã công bố về việc thành công loại bỏ virus HIV khỏi các tế bào nhiễm bệnh thông qua công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR-Cas.

Sử dụng công cụ chỉnh sửa gen có tên CRISPR-Cas, công trình đã đoạt giải Nobel năm 2020, các nhà khoa học tại Đại học Amsterdam, thông qua việc nhắm mục tiêu vào DNA của HIV, đã thành công loại bỏ mọi dấu vết của virus HIV khỏi các tế bào bị nhiễm bệnh. 

Kết quả nghiên cứu mới đã khiến giới khoa học kỳ vọng về việc có thể điều trị khỏi căn bệnh thế kỷ của nhân loại.

Các nhà khoa học, dẫn đầu bởi Tiến sĩ Elena Herrera-Carrillo và các cộng sự, cho biết, họ đã phát triển một phương pháp tấn công hiệu quả vào virus ở đa dạng loại tế bào và khu vực trên cơ thể.

Capture

 

Về cơ bản, virus HIV có thể lây nhiễm vào các loại tế bào và mô khác nhau trong cơ thể, vì vậy các nhà nghiên cứu đã tìm cách tấn công có chủ đích vào các virus gây bệnh ở bất cứ nơi nào nó xuất hiện.

Trong nghiên cứu mới được trình bày tại Hội nghị Vi sinh lâm sàng và Bệnh truyền nhiễm Châu Âu, với nguyên lý hoạt động như một cây kéo, công nghệ CRISPR-Cas có thể cắt DNA ở một số điểm nhất định, cho phép loại bỏ các gen không mong muốn hoặc đưa vật liệu di truyền mới vào tế bào.

Tận dụng điều này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR-Cas để loại bỏ virus HIV khỏi các tế bào nhiễm bệnh. 

Trong nghiên cứu, công nghệ chỉnh sửa gen được mô tả có công dụng như một 'cây kéo phân tử' có khả năng ắt DNA tại các điểm chỉ định nhằm loại bỏ hoàn toàn virus HIV, thậm chí trong các tế bào "ẩn" trong bộ nhớ HIV. 

Họ cho biết phương pháp này có thể cung cấp một liệu pháp phổ rộng nhằm chống lại nhiều biến thể HIV một cách hiệu quả.

Nhờ có các nghiên cứu khoa học trong những năm gần đây, nhiều tiến triển đáng kể trong việc điều trị HIV đã được ghi nhận, tuy nhiên, căn bệnh thế kỷ này vẫn là một thách thức lớn khi virus HIV có khả năng tái xuất từ các bộ nhớ đã được thiết lập khi quá trình điều trị bị gián đoạn. Thậm chí, việc điều trị muộn có thể dẫn tới nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe người bệnh.

Hiện nay, người mắc bệnh HIV thường chỉ có thể sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để ngăn chặn và làm chậm quá trình phát triển của virus, nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể. Tuy nhiên, nếu công nghệ mới được hoàn thiện, nó có thể mang lại hy vọng sẽ loại bỏ hoàn toàn virus khỏi cơ thể.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo rằng cần thêm nhiều nghiên cứu để đảm bảo an toàn và hiệu quả của phương pháp này trước khi có thể tiến hành thử nghiệm lâm sàng an toàn nhất có thể trên con người.

Thái An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 11 giờ trước
(SHTT) - Ngày 26/4/2024, AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.
Khoa học Công nghệ 11 giờ trước
(SHTT) - Apple sẽ ra mắt bản nâng cấp lớn của iPad Pro và iPad Air sau nhiều năm tại dự sự kiện Let Loose diễn ra vào ngày 7/5 tới.
Khoa học Công nghệ 11 giờ trước
(SHTT) - Qualcomm đã nhận thấy tiềm năng của Ấn Độ trong lĩnh vực thiết kế chip khi bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn của nước này đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, đồng thời công ty cũng đang tận dụng đội ngũ kỹ sư tài năng của Ấn Độ.
Khoa học Công nghệ 11 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Diễn đàn khoa học và kinh tế toàn cầu năm 2024” do Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu của Ấn Độ (GTTCI India) tổ chức tại Dubai, GS.TS Nguyễn Văn Đệ của Việt Nam đã được Đại học Quốc tế Hoa Kỳ (IAU) trao bằng Viện sĩ danh dự.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty xe điện Pega Việt Nam vừa ra mắt sản phẩm xe máy điện mới Pega eSmart AI - sản phẩm được giới thiệu là "chiếc xe máy điện thông minh nhất hiện nay".