SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 01/05/2024
  • Click để copy

Sau 1 năm tuyên chiến với hàng giả, Amazon nhận trái ngọt

16:22, 10/04/2023
(SHTT) - Mới đây, Amazon đã công bố báo cáo năm với thông điệp 'Tuyên chiến với hàng giả'. Theo đó, sau 1 năm tích cực, nền tảng bán lẻ trực tuyến đã thành công xác định 6 triệu mặt hàng giả và 1.300 tội phạm.

Theo nội dung báo cáo bảo vệ thương hiệu mới được công bố, Amazon đã nêu chi tiết một loạt biện pháp được đưa ra để chống lại tệ nạn này.

Theo đó, trong năm 2022, với chiến lược phòng, chống hàng giả từ nền tảng bán lẻ trực tuyến nổi tiếng, Amazon đã thành công thu giữ và xử khoảng 6 triệu mặt hàng giả. Con số này cao gấp đôi so với năm trước đó. Đây là kết quả của số tiền đầu tư lên tới 1,2 tỷ USD được đổ vào hoạt động của chiến dịch từ thương hiệu này. Được biết, khoản đầu từ trên đã được Amazon tuyển dụng gần 15.000 nhân viên, bao gồm cả các nhà phát triển phần mềm trí tuệ nhân tạo.

Cùng với đó, sự thành công của chiến dịch cũng được làm nên phần lớn bởi Amazon đã làm việc với Đơn vị chống hàng giả (CUU). Tổ chức này đặc biệt hợp tác với Văn phòng nhãn hiệu và bằng sáng chế Mỹ (UPSTO) và một loạt thương hiệu như FELCO và King Technology.

amazon

 

Theo Văn phòng sở hữu trí tuệ Liên minh châu Âu (EUIPO), tệ nạn hàng giả vẫn là một vấn đề nhức nhối đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng, những người thực sự gặp rủi ro với sức khỏe và sự an toàn, chưa kể đến việc họ mua hàng giả là gián tiếp hỗ trợ tội phạm các mạng lưới bán hàng nhái.

Theo một nghiên cứu được EUIPO thực hiện cùng với Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), hàng giả chiếm 5,8% tổng lượng nhập khẩu của châu Âu. Con số này tương đương 120 tỷ Euro mỗi năm, ở tất cả các lĩnh vực hiện có. Gần 670.000 việc làm sẽ bị mất mỗi năm do hàng giả.

Để đối phó với tình trạng hàng giả tràn lan, EUIPO cho biết, họ đang nỗ lực bảo vệ tốt hơn các quyền sở hữu trí tuệ như một phần của dự án chiến lược và đang hợp tác theo hướng này với Amazon.

Vào tháng trước, Amazon đã phối hợp với nhà cung cấp giải pháp công nghệ Brother tiến hành một hành động pháp lý chống lại mạng lưới làm giả có trụ sở tại Đức. Đây là hành động đầu tiên trước tòa án dân sự do công ty cùng với một thương hiệu ở châu Âu khởi xướng chống lại mạng lưới làm giả.

Bên cạnh đó, gã khổng lồ bán lẻ của Mỹ luôn quan tâm việc cung cấp hình ảnh về độ tin cậy, minh bạch cho khách hàng và đối tác của mình, cũng như tính hợp pháp.

Điều này được củng cố sau vụ kiện tụng của Louboutin đối với Amazon vào tháng 12/2022. Vào năm 2019, hãng giày da cao cấp của Pháp này đã đệ hai đơn kháng cáo tại Luxembourg và Bỉ chống lại Amazon liên quan việc bán các sản phẩm giả mạo trên trang web của mình.

Điều này buộc Tòa án Công lý của Liên minh châu Âu lần đầu tiên yêu cầu các nền tảng thương mại điện tử phải chịu trách nhiệm về việc bán hàng giả.

Việt Nam tăng cường hoạt động phòng chống hàng giả trên các sàn thương mại điện tử

Tại Việt Nam, thương mại điện tử (TMĐT) được đánh giá là ngành kinh tế mũi nhọn tương lai. Theo đó, Bộ Công Thương cho biết, thị trường bán lẻ Việt Nam hiện có quy mô khoảng 250 tỷ USD, tạo không gian tăng trưởng rộng lớn cho TMĐT.

Bộ Công Thương cũng cho biết, TMĐT Việt Nam đang có nhiều lực đẩy hỗ trợ tăng trưởng, như làn sóng CĐS, hạ tầng công nghệ, kết nối Internet phổ cập, thanh toán trực tuyến được triển khai mạnh mẽ,… Đặc biệt, Việt Nam đang có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế số nói chung và TMĐT nói riêng.

Tuy nhiên, bên cạnh đà tăng trưởng và những mặt tích cực,, TMĐT tại Việt Nam cũng đang phải đối mặt với tình trạng buôn bán hàng giả, gian lận thương mại diễn biến phức tạp với những phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi.

Với mục tiêu tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong hoạt động mua sắm trực tuyến, bảo vệ các thương nhân, tổ chức kinh doanh lành mạnh và thúc đẩy TMĐT phát triển, công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực thi pháp luật và phối hợp xử lý vi phạm về TMĐT được đẩy mạnh. Trong năm 2022, Cục TMĐT và Kinh tế số đã rà soát và yêu cầu các công ty, tổ chức hoạt động TMĐT gỡ bỏ/khóa 1.663 gian hàng với 6.437 sản phẩm vi phạm; Chặn 5 website vi phạm có dấu hiệu lợi dụng TMĐT để kinh doanh hàng giả, hàng nhái và hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Bên cạnh đó, Cục cũng chủ trì thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật TMĐT đối với 08 đơn vị theo kế hoạch năm 2022 và đã xử phạt vi phạm hành chính 222 triệu đồng.

Năm 2023, hoạt động TMĐT được dự báo sẽ tiếp tục phát triển bùng nổ, do vậy, Cục TMĐT và Kinh tế số đặt mục tiêu tiếp tục thực hiện thanh tra, kiểm tra phối hợp tổ chức thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của các sàn giao dịch TMĐT, mạng xã hội; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

30-trang-web-thuong-mai-dien-tu-1

 

Để hoạt động phòng chống hàng giả, hàng nhái trên các sàn thương mại điện tử, Bộ Công Thương cho rằng, các cơ quan bộ, ngành, các đơn vị tham gia để đưa ra được các khung pháp lý, cơ chế chính sách cũng như các giải pháp phù hợp.

Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Quyết định phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT đến năm 2025. Đề án giúp nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT, tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong hoạt động giao dịch, mua bán trực tuyến; quyền và lợi ích hợp pháp của DN, người tiêu dùng được bảo đảm; Bảo đảm hoạt động TMĐT minh bạch, lành mạnh, bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của DN và người tiêu dùng; thúc đẩy phát triển TMĐT bền vững tại Việt Nam.

Theo đó, mục tiêu cụ thể của Đề án là hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, nhãn hàng hóa trong hoạt động TMĐT; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đẩy mạnh hoạt động triển khai áp dụng mã số, mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

Cùng với đó là phát triển hạ tầng, cải tiến công nghệ; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng để quản lý tập trung, xuyên suốt, đồng bộ phục vụ hiệu quả công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT.

Đề án cũng đặt ra mục tiêu, 100% đội ngũ cán bộ, công chức thực thi công vụ về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT được đào tạo, trang bị kiến thức về TMĐT, có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; 100% các sàn giao dịch TMĐT lớn ký cam kết không kinh doanh hàng giả; 100% các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên sàn giao dịch TMĐT lớn được tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về TMĐT, pháp luật chuyên ngành đối với các hàng hóa do tổ chức, cá nhân kinh doanh; 100% người tiêu dùng được tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi của mình.

Được biết, với tư cách là đơn vị đứng giữa để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhiều sàn TMĐT hiện cũng đã và đang bắt đầu triển khai các hoạt động rà soát sản phẩm đầu vào cũng như quá trình vận hành để từ đó hạn chế tối đa số lượng hàng hóa không đảm bảo chất lượng.

Cụ thể, để lọc hàng giả, hàng kém chất lượng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, một số sàn TMĐT đã ứng dụng các biện pháp lọc kết hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo và hình thức thủ công để kiểm tra sản phẩm hàng hóa đang bán có chính xác như mô tả, quảng cáo hay không; các thông tin cung cấp có chính xác so với tính chất của sản phẩm đang bán hay không.

Đồng thời, các sàn cũng thường dựa vào những báo cáo, nhận xét đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm hàng hóa để thực hiện hoàn tiền cho khách hàng, cũng như xác minh để gỡ sản phẩm không đảm bảo.

Do đó, bên cạnh trách nhiệm và nỗ lực của các sàn TMĐT, người tiêu dùng cũng cần thể hiện vai trò trách nhiệm của mình. Khi gặp tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng trong khi mua sắm, khách hàng cần gửi báo cáo, phản hồi ngay cho sàn. Đây là cách bảo vệ quyền lợi của chính mình cũng như góp phần tạo ra môi trường mua sắm lành mạnh và an toàn.

Khánh An

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 giờ trước
(SHTT) - Nhãn hiệu mùi hương là một trong những loại nhãn hiệu phi truyền thống, đã được quy định bảo hộ trong các điều ước quốc tế của nhiều quốc gia. Việt Nam cần phải kịp thời có những nghiên cứu và đề xuất giải pháp sửa đổi khắc phục những hạn chế về nhãn hiệu sao cho phù hợp.
Tài sản trí tuệ 18 giờ trước
Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Hà Nam đã phối hợp với Đội 2 - Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Hà Nam tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh trên địa bàn xã Bối Cầu huyện Bình Lục.
Tài sản trí tuệ 18 giờ trước
Chuẩn bị cho mùa du lịch, đặc biệt là dịp lễ 30/4 - 01/5, Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với Đài truyền hình tỉnh Hà Tĩnh kiểm tra, hướng dẫn các quán ăn, nhà hàng, cửa hàng kinh doanh tại các bãi biển thuộc địa bàn được giao quản lý chấp hành các quy định pháp luật trong kinh doanh.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Qua công tác thanh, kiểm tra lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã thu hồi 6 giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ đối với các doanh nghiệp vi phạm quy định về quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng...
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) -Thực trạng hút thuốc lá điện tử ở người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ, đã trở nên đáng báo động hơn bao giờ hết. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, nhưng đa số là do sự hiểu biết một cách cụ thể về tác hại của khói thuốc lá còn hạn chế, kiến thức chưa đầy đủ. 
Liên kết hữu ích