SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 30/04/2024
  • Click để copy

Qúa trình phát triển Vaccine Covid-19 Việt Nam

15:43, 03/08/2020
(SHTT) - Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC) cho biết đã gửi mẫu vaccine ngừa Covid-19 sang Mỹ để đánh giá bước đầu. Dự kiến, cuối tháng 8 sẽ có kết quả.

Đây là một trong bốn dự tuyển vaccine được trông đợi của Việt Nam, là sản phẩm hợp tác giữa Viện với tổ chức y tế toàn cầu PATH cùng Đại học Y Lahn của Mỹ.

Dự tuyển vaccine thuộc loại bất hoạt, đã được đánh giá tính an toàn và tạo được miễn dịch trên động vật thí nghiệm. Nó từng được sử dụng trong sản xuất một số loại vaccine thú y và trong nghiên cứu vaccine Covid-19.

Tiến sĩ Dương Hữu Thái, Viện trưởng IVAC tại Nha Trang cho biết hồi tháng 5, phía Mỹ đã chuyển cho IVAC chủng dự tuyển có tên NDV-Lasota-S để cùng phát triển, với mục tiêu là làm sao trong 18 tháng, phải tạo ra được vaccine đủ điều kiện để đưa vào sử dụng.

vaccine

 Qúa trình phát triển Vaccine Covid-19 Việt Nam

Ông cùng hơn 20 nhà khoa học của đơn vị ở luôn trong phòng thí nghiệm tại nhà máy, có khi vài ba ngày mới về nhà. Họ thiết lập quy trình sản xuất tương tự như sản xuất vaccine cúm mùa: sử dụng công nghệ nuôi cấy trên trứng gà có phôi.

Viện có giống gà Pháp được lấy trứng theo quy trình sạch để phục vụ nghiên cứu và đã thành công với sản xuất vaccine cúm mùa, đưa vào lưu hành, đầu năm 2019.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học tiêm chủng NDV-Lasota-S vào dịch niệu đệm trứng gà. Quá trình nuôi cấy, virus phát triển túi dịch thì hút dịch chứa virus ra ngoài.

Sau đó, bắt đầu quá trình tinh chế, lọc tách lấy virus và dùng hóa chất để làm chết virus (bất hoạt). Virus lúc này không còn khả năng gây bệnh, song vẫn giữ nguyên đặc tính ban đầu. Các nhà khoa học sẽ dùng sản phẩm này bào chế sản xuất vaccine. Kết quả ban đầu khá tốt, chủng phát triển tốt và thích ứng với quy trình công nghệ hiện có.

Mẫu dự tuyển được chuyển sang Mỹ để các đối tác thử nghiệm trên chuột hamster, đánh giá tính an toàn và hiệu lực bảo vệ. Tháng 8 này sẽ có kết quả thử trên chuột. Nếu khả quan, IVAC sẽ đề xuất thử nghiệm trên người vào cuối năm nay.

Theo đại diện IVAC, để phát triển một vaccine liên quan đến đại dịch như virus SARS-CoV-2 cần có 3 yếu tố. Thứ nhất là phải có chủng an toàn và xây dựng miễn dịch có khả năng bảo vệ. Thứ hai là công nghệ phù hợp. Thứ ba là việc phát triển quy mô. Cả ba yếu tố này Viện IVAC đã có sẵn và có thể đáp ứng tốt cho việc nghiên cứu.

Trước đó, tại hội thảo "Triển khai nghiên cứu sản xuất, thử nghiệm lâm sàng, cấp phép đăng ký, sử dụng vaccine Covid-19 tại Việt Nam", GS. TS. Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết việc nghiên cứu sản xuất và làm chủ nguồn cung cấp vaccine phòng bệnh Covid-19 trong nước là hết sức quan trọng. Việt Nam đã có Hệ thống quản lý chất lượng vaccine (NRA) theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới, do đó nếu thành công, vaccine Covid-19 trong nước có thể xuất khẩu góp phần phòng đại dịch cho cả các nước trên thế giới.

“Chúng ta kỳ vọng có thể tự chủ được vaccine. Vấn đề là cần thúc đẩy nhanh quá trình nghiên cứu để có vaccine Covid-19 cho người Việt Nam, đồng thời có cơ chế đặc biệt để có thể tiếp cận nguồn vaccine trên thế giới nhanh nhất”, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Để đẩy nhanh quá trình nghiên cứu và sản xuất vaccine Covid-19 trong nước, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế hoan nghênh tất cả các đơn vị có đủ điều kiện nghiên cứu và sản xuất trong nước vaccine này. Đặc biệt, Bộ sẽ ưu tiên những đơn vị có kết quả đi đầu vì thời gian là vấn đề quan trọng trong phòng chống dịch hiện nay. Quyền Bộ trưởng cũng cam kết sẽ tạo điều kiện về vốn cho những đơn vị có kết quả tốt và quy trình sản xuất vaccine theo quy mô công nghiệp.

Mai Vân

Tin khác

Khoa học Công nghệ 11 giờ trước
(SHTT) - Các nhà khoa học ở Trung Quốc mới đây đã phát triển một phương pháp xét nghiệm ung thư mới, mở ra bước tiến lớn trong lĩnh vực y tế và triển vọng trong việc phát hiện và cứu sống hàng triệu người trên toàn thế giới.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Đường bộ Hoa Kỳ (NHTSA), khoảng hơn 20.000 xe ô tô Hyundai Santa Fe thế hệ mới sẽ bị triệu hồi do hệ thống camera lùi có nguy cơ bị mất hình ảnh hiển thị trên màn hình dẫn đến giảm tầm nhìn của lái xe phía sau và tăng nguy cơ tai nạn.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, các nhà Khoa học đã tìm ra vật liệu mới mang tên "goldene" (lá vàng mỏng nhất thế giới) hứa hẹn nhiều ứng dụng quan trọng trong biến đổi carbon dioxide và sản xuất hydro.
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - Ngày 26/4/2024, AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - Qualcomm đã nhận thấy tiềm năng của Ấn Độ trong lĩnh vực thiết kế chip khi bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn của nước này đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, đồng thời công ty cũng đang tận dụng đội ngũ kỹ sư tài năng của Ấn Độ.