SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 02/05/2024
  • Click để copy

Phương pháp mới: Vắc-xin mRNA làm giảm tái phát khối u ác tính sau khi điều trị

08:55, 19/04/2023
(SHTT) - Mới đây, một thử nghiệm tập trung vào một loại vắc-xin được cá nhân hóa sử dụng công nghệ mRNA nhằm giảm nguy cơ tái phát u ác tính đã đem lại kết quả đáng kinh ngạc.

Vào năm 2019, một thử nghiệm tập trung vào một loại vắc-xin được cá nhân hóa sử dụng công nghệ mRNA sử dụng các đột biến để nhắm mục tiêu vào các đột biến duy nhất đối với bệnh ung thư của bệnh nhân chứ không phải các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Tất cả những người tham gia thử nghiệm được nhận thuốc trị liệu miễn dịch Keytruda (pembrolizumab), tiêu chuẩn chăm sóc cho những bệnh nhân u ác tính có nguy cơ cao. Hai phần ba số người tham gia đã được tiêm vắc-xin và đều phản hồi những kết quả tích cực.

Vào ngày 16/4, kết quả của thử nghiệm giai đoạn 2 cho thấy sự kết hợp giữa vắc-xin và liệu pháp miễn dịch giúp giảm gần một nửa nguy cơ tái phát, đã được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ.

Tiến sĩ Jeffrey Weber, Phó giám đốc Trung tâm Ung thư Perlmutter và là giáo sư y khoa tại Trường Y khoa Grossman của Đại học New York cho biết, đây là thử nghiệm ngẫu nhiên, có kiểm soát đầu tiên cho thấy lợi ích từ loại vắc-xin ung thư này.

vaccine

 

Để kiểm tra tính hiệu quả của vắc-xin, nhóm nghiên cứu quốc tế đã tuyển dụng 157 bệnh nhân u ác tính có khối u đã được phẫu thuật cắt bỏ và những người có nguy cơ cao bị ung thư tái phát. 50 bệnh nhân chỉ nhận được thuốc trị liệu miễn dịch và 107 bệnh nhân được tiêm vắc-xin cá nhân hóa.

Một trong những cách ung thư ‘trốn tránh’ hệ thống miễn dịch là đánh lừa cơ thể về việc mối đe dọa đã kết thúc. Một cách khác mà ung thư có thể tránh bị tiêu diệt là thông qua các đột biến, vì vậy hệ thống miễn dịch không còn nhận ra nó là một mối đe dọa.

Đó là lúc vắc-xin mRNA được cá nhân hóa ra đời. Sau khi khối u của bệnh nhân được loại bỏ, các bác sĩ xác định các protein đặc trưng cho khối u và xác nhận không có tế bào nào khác trong cơ thể. 

Trong thử nghiệm, 40% bệnh nhân chỉ dùng thuốc trị liệu miễn dịch đã tái phát ung thư sau hai năm. Trong khi đó, 22,4% bệnh nhân dùng thuốc kết hợp với vắc-xin bị tái phát, dẫn đến sự khác biệt là 44% giữa hai nhóm.

Tiến sĩ Antoni Ribas, giáo sư y khoa tại Đại học California, Los Angeles, đồng thời là giám đốc Chương trình Miễn dịch Khối u tại Trung tâm Ung thư Toàn diện Jonsson của Đại học California, cho biết những phát hiện mới này rất có ý nghĩa.

Ribas nhấn mạnh đây là lần đầu tiên vắc-xin ung thư được chứng minh là có thể giảm gần 50% nguy cơ tái phát. “Điều này cho chúng tôi biết những loại vắc-xin thực sự hoạt động và có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch chống lại bệnh ung thư của chính bệnh nhân”.

Tiến sĩ Thomas Marron, giám đốc Đơn vị Thử nghiệm Giai đoạn Đầu tại Viện Ung thư Tisch và là phó giáo sư y khoa tại Trường Y khoa Icahn ở Mount Sinai, New York, cũng cho biết kết quả của thử nghiệm “rất thú vị”.

Marron chia sẻ: “Sau khi khối u được loại bỏ, chúng tôi biết nó có thể quay trở lại vì các mảnh cực nhỏ đã di chuyển đến những nơi khác trong cơ thể và thiết lập cơ sở ở đó”. Ông cho biết sự tái phát thường xuất hiện từ sáu tháng đến hai năm.

Marron cho hay điều thú vị của vắc xin trong nghiên cứu này là nó nhắm tới 34 đột biến. Ông nói: “Điều đó giống như thực hiện 34 cú sút trúng khung thành. Bạn đang dạy hệ thống miễn dịch nhận ra 34 thứ khác nhau chỉ có ở loại ung thư đó”.

Các nhà nghiên cứu dự đoán thử nghiệm giai đoạn 3 sắp tới sẽ cho kết quả tương tự. Với việc theo dõi và giám sát, có thể mất ít nhất hai năm trước khi dữ liệu được đăng ký với Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm và tối đa ba năm trước khi sự kết hợp vắc-xin sẽ được chấp thuận sử dụng cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết đây là một bước tiến thú vị trong lĩnh vực vắc-xin ung thư, đặc biệt là để ngăn chặn khối u ác tính, dạng ung thư da nguy hiểm nhất.

Tiến sĩ Margaret Callahan, giám đốc nghiên cứu của Chương trình trị liệu miễn dịch Memorial Sloan Kettering, cho biết nghiên cứu này “quan trọng vì đây là nghiên cứu ngẫu nhiên đầu tiên về vắc-xin ung thư với mục tiêu cuối cùng có ý nghĩa lâm sàng: ngăn chặn khối u quay trở lại”. 

Mỹ Linh

Tin khác

Khoa học Công nghệ 2 giờ trước
(SHTT) - Trong một nghiên cứu mới được công bố trên Cell Reports, các nhà nghiên cứu đã phát triển một phương pháp sinh học kết hợp trí tuệ nhân tạo, di truyền và phân tích đa omics để khám phá mối liên hệ giữa vi khuẩn đường ruột và bệnh Alzheimer
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Các nhà khoa học ở Trung Quốc mới đây đã phát triển một phương pháp xét nghiệm ung thư mới, mở ra bước tiến lớn trong lĩnh vực y tế và triển vọng trong việc phát hiện và cứu sống hàng triệu người trên toàn thế giới.
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Đường bộ Hoa Kỳ (NHTSA), khoảng hơn 20.000 xe ô tô Hyundai Santa Fe thế hệ mới sẽ bị triệu hồi do hệ thống camera lùi có nguy cơ bị mất hình ảnh hiển thị trên màn hình dẫn đến giảm tầm nhìn của lái xe phía sau và tăng nguy cơ tai nạn.
Khoa học Công nghệ 4 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, các nhà Khoa học đã tìm ra vật liệu mới mang tên "goldene" (lá vàng mỏng nhất thế giới) hứa hẹn nhiều ứng dụng quan trọng trong biến đổi carbon dioxide và sản xuất hydro.
Khoa học Công nghệ 5 ngày trước
(SHTT) - Ngày 26/4/2024, AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.