SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

Máy trợ thở khi ngủ bị thu hồi do có tác nhân gây ung thư

10:40, 14/04/2023
(SHTT) - Người dùng thiết bị hỗ trợ thở khi ngủ phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn khi các báo cáo về chấn thương, tử vong tăng lên đáng kể.

Hồ sơ từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết có hơn 15 triệu thiết bị của hãng Philips trên toàn thế giới đã bị thu hồi. Công ty cho biết việc sửa chữa hoặc thay thế từng thiết bị vẫn là ưu tiên hàng đầu, một nhiệm vụ quan trọng cần có thời gian.

Nhiều bệnh nhân ngưng thở khi ngủ vẫn phải đưa ra lựa chọn khó khăn mỗi đêm: chọn không sử dụng thiết bị do bác sĩ đưa ra và có thể không thở được khi ngủ, hoặc sử dụng thiết bị và đối mặt với nguy cơ mắc nhiều loại bệnh đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm cảnh báo, bao gồm cả ung thư.

z4261906719714_50e1776be927806f5cc6a2b3ec03e465 (2)

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã gửi cảnh báo đến các bệnh nhân sử dụng loại máy trợ thở này.

Nhiều thiết bị CPAP, Bi-PAP và máy thở đã được Philips Respironics tự nguyện thu hồi vào tháng 7/2021, sau khi hãng này phát hiện ra một loại bọt khử tiếng ồn bên trong, hiện được cho là chất gây ung thư, có thể phân hủy và người dùng hít phải khi ngủ.

Các cơ quan quản lý đã nhận được hơn 98.000 báo cáo về thiết bị y tế với một loạt các tổn thương liên quan đến sự cố bọt, bao gồm ung thư, viêm phổi, hen suyễn, và các vấn đề hô hấp khác. FDA cho biết trong số các báo cáo đó có 346 trường hợp tử vong tiềm ẩn.

Trên trang web chính thức, Philips đã bác bỏ những con số này, nói rằng phần lớn các báo cáo về thiết bị y tế đó "được cho là trục trặc kỹ thuật không liên quan đến thương tích nghiêm trọng". Công ty cho biết họ “không tìm thấy dữ liệu thuyết phục nào liên kết các thiết bị này với các trường hợp tử vong được báo cáo”.

NBC 5 trước đây đã báo cáo rằng một cuộc kiểm tra của FDA đối với các cơ sở của Philips và hồ sơ nội bộ đã tiết lộ rằng các nhân viên của công ty, bao gồm cả Ban Giám đốc Điều hành của Philips, có thể đã biết về các vấn đề và rủi ro xảy ra với các thiết bị của họ trong nhiều năm nhưng đã không hành động ngay lập tức.

z4261863770602_3bfe0db73b27a173a00b3ab17d8366c2

Sự phân hủy bọt trong thiết bị CPAP của Philips, cung cấp bởi các luật sư đại diện cho người dùng trong một vụ kiện tập thể.

Philips nói rằng họ chỉ nhận được một số lượng khiếu nại hạn chế “liên quan đến sự xuống cấp của bọt, được đánh giá và giải quyết trên cơ sở từng trường hợp”.

Sau đó, trong một cuộc gọi với các cổ đông vào năm ngoái, Frans van Houten, người từng là Giám đốc điều hành của Philips Respironics và các công ty con, cho biết công ty đã được Bộ Tư pháp Mỹ đòi hầu tòa liên quan đến cuộc điều tra đang diễn ra về việc thu hồi thiết bị hỗ trợ giấc ngủ.

Nhiều tháng sau tiết lộ đó, van Houten từ chức Giám đốc điều hành, theo thông cáo báo chí của công ty.

Tất cả những tiết lộ về các thiết bị này và công ty đứng sau chúng đã gây ra nhiều bức xúc cho người dùng của Philips. Carla DeYoung ở Frankfurt cho biết cô đã dựa vào máy Philips Bi-PAP  trong 12 năm nay khi bị khó thở trong lúc ngủ.

DeYoung lần đầu tiên biết về việc thu hồi thiết bị hỗ trợ giấc ngủ của mình không phải từ Philips mà từ báo cáo của NBC 5 Phản hồi, một sự thật khiến cô rất thất vọng.

“Đây là một điều rất nghiêm trọng. Thứ đang phân hủy bên trong máy có thể gây ung thư khi người dùng hít phải. Tôi nghĩ rằng hãng phải có trách nhiệm lớn đối với khách hàng của họ”, DeYoung nói.

Cô đã lập tức đệ đơn khiếu nại với Philips sau khi thông báo thu hồi và nhận được thông tin thiết bị của cô đã quá cũ để sửa chữa và cần một thiết bị thay thế mới. Nhưng gần hai năm sau, DeYoung vẫn chưa nhận được kết quả.

Gần đây, khi liên hệ với Philips, DeYoung cho biết cô được thông báo thiết bị mới đã được gửi qua đường bưu điện đến một nơi không liên quan. Công ty giải thích việc chuyển thiết bị là do nhầm lẫn: “Chúng tôi rất tiếc về sự chậm trễ và đang làm việc để giải quyết vấn đề này”.

Philips đã sản xuất hơn 90% tất cả các thiết bị thay thế mới và bộ dụng cụ sửa chữa cần thiết cho chương trình khắc phục trên toàn cầu. Hãng này vẫn khẳng định rằng “việc hoàn thành chương trình vẫn là ưu tiên cao nhất”. Tuy nhiên, không nhắc đến mốc thời gian nào về việc các thiết bị và bộ dụng cụ sửa chữa đó sẽ được gửi đi.

Hồng Hạnh 

 

Tin khác

Tài sản trí tuệ 6 giờ trước
(SHTT) - Một nhà nghiên cứu AI đã kiện Amazon về vấn đề phân biệt và sa thải bất hợp pháp, với cáo buộc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khi phát triển các mô hình AI để cạnh tranh.
Tài sản trí tuệ 6 giờ trước
(SHTT) - GlaxoSmithKline (GSK) đã đệ đơn lên tòa án liên bang Delaware, cáo buộc Pfizer và BioNTech vi phạm các bằng sáng chế liên quan đến công nghệ mRNA trong vắc xin ngừa Covid-19 của họ.
Tài sản trí tuệ 6 giờ trước
(SHTT) - Tại Hội nghị Nghiên cứu Khoa học sinh viên về Sở hữu trí tuệ, một trong những đề tài được quan tâm là ‘‘Hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo’’ đã được đưa ra bàn luận và nhận được những đánh giá rất tích cực. 
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp xử phạt vi phạm hành chính, số tiền 45 triệu đồng và tịch thu 1.600 sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty dược phẩm Acuitas Therapeutics và công ty CureVac vừa giải quyết vụ kiện đòi được công nhận là người phát minh từ phía Acuitas trong các liên quan đến vắc xin COVID-19.