SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Phòng chống hàng giả: Xử lý 1 vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực

10:36, 05/08/2022
(SHTT) - Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, trong 6 tháng đầu năm 2022, lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện, xử lý 54.199 vụ việc vi phạm (giảm 25,05% so với cùng kỳ năm 2021). Trong đó: có 5.243 vụ buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu (giảm 53,72% so với cùng kỳ năm 2021); 47.781 vụ gian lận thương mại, gian lận thuế (giảm 4,72%); 1.019 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ (giảm 90,61%); thu nộp ngân sách nhà nước 3.728 tỷ đồng từ xử lý các vụ việc vi phạm.

Lực lượng hải quan đã tập trung kiểm soát chặt chẽ các lĩnh vực dễ bị lợi dụng để vi phạm như: Thủ tục hải quan điện tử, hàng hóa chuyển cảng, chuyển cửa khẩu, tạm nhập tái xuất, gia công đầu tư nước ngoài. Chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng như công an, quản lý thị trường, Bộ đội Biên phòng, cảnh sát biển… và chính quyền địa phương để đấu tranh phát hiện, bắt giữ, xử lý đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Theo Ban Chỉ đạo 138 Bộ Công an, 6 tháng đầu năm 2022, lực lượng Công an đã phát hiện, điều tra 191 vụ phạm tội về buôn lậu, 934 vụ sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm; 53 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả; 31 vụ trốn thuế. Phát hiện 13.417 vụ phạm tội về ma tuý. Lực lượng Công an đã tổ chức kiểm tra công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Chủ động, đấu tranh có trọng tâm, trong điểm theo phương châm “Xử lý 1 vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”, đã phát hiện nhiều đường dây, băng ổ nhóm buôn bán hàng cấm, hàng giả quy mô lớn, tạo hiệu ứng lan toả tích cực, mạnh mẽ trong toàn xã hội, nâng cao tinh thần, trách nhiệm của các lực lượng chức năng chống buôn lậu.

Phát biểu tại hội nghị, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiện, Phó tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết, hoạt động buôn lậu, vận chuyển ma tuý diễn biến hết sức phức tạp với số lượng lớn. Đặc biệt, thủ đoạn mới, rất nguy hiểm của tội phạm này là sử dụng trẻ vị thành niên, du học sinh tham gia các đường dây buôn lậu, vận chuyển trái phép chất ma tuý. Đặc biệt, các đối tượng sử dụng vũ khí nóng, chống trả quyết liệt nếu bị phát hiện, bắt giữ. “Thời gian tới, chúng tôi sẽ tập trung đấu tranh mạnh với các tội phạm qua biên giới, đặc biệt là vận chuyển vàng, ngoại tệ trái phép và hàng lậu, hàng cấm, ma tuý. Đề nghị các cơ quan chức năng cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ công tác đấu tranh xử lý tội phạm” – Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiện cho biết.

hoi nghi

 

Đại diện Cảnh sát Biển thì cho biết, tình trạng buôn lậu than, khoáng sản, xăng dầu trên biển đang diễn biến phức tạp do nguồn cung khan hiếm và lợi nhuận rất lớn. Nếu vận chuyển trót lọt thì 1 lít dầu có thể lãi 3-4 nghìn đồng, 1 lít xăng lãi 5-6,5 nghìn đồng, 1 chuyến dầu DO lãi từ 600 đến 900 triệu; 1 chuyến xăng lãi từ 1- 1,3 tỷ đồng. “Thủ đoạn của các đối tượng là lôi kéo đông thành phần tham gia; giao hàng trên biển nhưng giao tiền trên đất liền, đối tượng giao hàng khác, giao tiền khác, sử dụng mạng xã hội, sim rác liên hệ. Chính vì vậy, rất khó khăn trong công tác đấu tranh, xử lý” – đại diện Cảnh sát Biển cho biết. 

Nêu ý kiến tại Hội nghị, ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cũng cho biết trong giai đoạn giá xăng dầu điều chỉnh tăng cao 2 lần liên tiếp dẫn đến giá cả các hàng hóa khác biến động mạnh.

Quản lý thị trường đã huy động lực lượng tối đa nhằm kiểm soát các đại lý xăng dầu trên thị trường đối với mặt hàng xăng dầu, từ đó kiểm soát chất lượng mặt hàng và đảm bảo nguồn cung cho người dân.

Hang lau 1

Xử lý 1 vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực 

Cũng theo ông Trần Hữu Linh, sau khi mở cửa, tình hình gian lận thương mại tăng trở lại với những hành vi tẩy xóa mác đưa vào lưu thông hàng cận hạn sử dụng, hết hạn sử dụng. Một hành vi khác có chiều hướng gia tăng đó là việc thành lập doanh nghiệp nhằm trốn thuế, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng...

Thương mại điện tử trong thời gian đại dịch COVID-19 cũng rất phát triển. Các tổ chức, cá nhân lợi dụng giao diện điện tử sử dụng nhiều phương thức thủ đoạn từ rao bán quảng cáo, đăng tải mặt hàng trên Facebook, Tik Tok, Instagram...

Hầu hết các mặt hàng này đều xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, là hàng giả, kém chất lượng.

Trong 6 tháng cuối năm 2022, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành thành viên, lực lượng chức năng chủ động nắm tình hình, xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra, điều tra, phát hiện xử lý nghiêm mọi hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tập trung lực lượng, phương tiện, biện pháp để đánh trúng, đúng đối tượng chủ mưu, cầm đầu đường dây ổ nhóm, tụ điểm phức tạp.

Nhận định nhiệm vụ thời gian tới hết sức nặng nề, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị các lực lượng thực hiện nghiêm các văn bản pháp luật liên quan, trong đó đặc biệt chú ý đến Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến," "tự chuyển hóa" trong nội bộ; "Quy định về những điều đảng viên không được làm."

Theo Phó Thủ tướng, để tình trạng buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại còn nhức nhối như hiện nay là có sự tiếp tay, bảo kê của lực lượng chức năng. Do đó, cần nhận diện rõ vấn đề nổi cộm hiện nay trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả chính là phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi của các đối tượng. Bên cạnh đó, cần tập trung rà soát thể chế để sửa đổi, bổ sung kịp thời với tình hình thực tế.

Đối với việc xử lý hàng thu giữ, Phó Thủ tướng yêu cầu lực lượng chức năng cần phối hợp, chia sẻ thông tin với nhau để có phương án tối ưu, tránh sự chồng chéo gây lãng phí.

Để nắm chắc thông tin tội phạm, truy gốc nguồn hàng giả, hàng lậu, hàng gian lận thương mại, Phó Thủ tướng đề nghị có sự phối hợp trong tuyên truyền, vận động người dân tham gia tố giác tội phạm, công khai địa chỉ, đường dây nóng, thư điện tử của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương.

Cùng với đó, các lực lượng chức năng khẩn trương cập nhật tình hình thực tế, dự báo biến động trong các dịp nghỉ lễ, đặc biệt là Tết Nguyên đán 2023, trong đó, tập trung vào các tuyến hàng không, đường biển, đường bộ, khu vực các tỉnh giáp biên, việc kiểm soát hàng buôn lậu qua biên giới...

Hà Châu

Tin khác

Tài sản trí tuệ 2 giờ trước
Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “LuxCell - Ứng dụng liệu pháp tế bào gốc trong y học tái tạo” ngang nhiên quảng cáo và hành nghề trái phép trong lĩnh vực khám, chữa bệnh và tàng trữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc tại địa chỉ số 186 – 186A Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10, Quận 3.
Tài sản trí tuệ 2 giờ trước
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở kinh doanh tắm hơi, massage nhưng lại treo bảng hiệu Cheongdam - Dong cùng với các dòng chữ tiếng Hàn Quốc ngang nhiên quảng cáo là “phòng khám điều trị suy giãn tĩnh mạch thuộc top 1 châu Âu”.
Tài sản trí tuệ 3 giờ trước
(SHTT) - Trong những năm gần đây, Việt Nam đã ghi nhận sự gia tăng đáng kể về số lượng đơn đăng ký sáng chế của chủ thể trong nước. Theo các chuyên gia, để thúc đẩy động lực sáng chế và đổi mới sáng tạo, chúng ta sẽ cần sự đổi mới trong cách tiếp về sở hữu trí tuệ.
Tài sản trí tuệ 4 giờ trước
(SHTT) - LG Energy Solution (LGES), nhà sản xuất pin EV lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau CATL của Trung Quốc, mới đây đã có động thái nhằm cảnh báo hoặc thậm chí kiện những trường hợp nghi ngờ vi phạm bằng sáng chế của mình.
Tài sản trí tuệ 4 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, tại Diễn đàn Khoa học và kinh tế toàn cầu 2024, tổ chức tại Dubai, Anh hùng Lao động Hoàng Đức Thảo, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam đã nhận giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và danh hiệu Viện sĩ Danh dự.