SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

Phẫu thuật Lasik và những điều ít được biết tới

13:23, 06/01/2019
(SHTT) - Không phải là loại hình phẫu thuật mắt bằng laser duy nhất, nhưng Lasik lại được coi là phương pháp phẫu thuật khúc xạ mắt phổ biến nhất. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi cũng như sự thật ít được biết tới về mổ Lasik.

 Lasik là chữ viết tắt của Laser Insitu Kenatomileusis - một kỹ thuật được dùng trong phẫu thuật mắt. Người ta dùng dao vi phẫu Microkeratome cắt giác mạc để làm một nắp (vạt) giác mạc, chừa lại một phần (bản lề). Vạt này được lật sang một bên sau đó dùng laser để bào mỏng giác mạc theo độ muốn điều chỉnh. Khi laser làm xong chỉ cần đậy vạt giác mạc lại mà không cần phải khâu.

Được coi là loại phẫu thuật tật khúc xạ mắt bằng laser phổ biến nhất, nhưng có nhiều vấn đề về phương pháp này mà rất nhiều người chưa biết tới. Dưới đây là những sự thật mà chưa được biết hoặc bị hiểu sai về phẫu thuật Lasik.

Trước khi phẫu thuật Lasik xuất hiện, phẫu thuật mắt được tiến hành bằng cách rạch nhãn cầu với một con dao phẫu thuật đặc dụng bằng kim cương

p201702141501280900796

 Dao kim cương dùng trong phẫu thuật mắt

Trước khi tìm ra phương pháp Lasik, để phẫu thuật mắt, các bác sĩ nhãn quang đã sử dụng thủ thuật cắt giác mạc xuyên tâm. Thủ thuật này đòi hỏi phải thực hiện từ 4 đến 32 "vết cắt sâu" trong mắt của bệnh nhân bằng một con dao kim cương để thay đổi hình dạng của giác mạc. Các bác sĩ đã từng ví von việc này giống như cắt lát một chiếc pizza vậy.

Nghe có vẻ dễ dàng, nhưng phương thức này rất dễ dẫn đến rủi ro, chẳng hạn có thể gây nhiễm trùng hoặc vô tình rạch quá sâu vào trong mắt bệnh nhân. Nó cũng làm mắt người bệnh nhạy cảm hơn với những thay đổi về độ cao. Theo như trải nhiệm của Beck Weather – một người đã phẫu thuật rạch nhãn cầu chia sẻ: trong lúc leo núi, càng lên cao thì giác mạc của anh đã bị thay đổi hình dạng và khả năng nhìn bị giảm rất nhiều khi trời tối, thậm chí gần như mù vậy.

Phẫu thuật Lasik cũng ẩn chứa rủi ro riêng, nhưng nó đảm bảo an toàn và chính xác hơn nhiều so với phương pháp cắt giác mạc xuyên tâm.

Cha đẻ phương pháp mổ Lasik đạt được rất nhiều thành tựu đáng nể phục

lasiks-inventor-has-a-ridiculous-number-of-other-achievements-1545238839

 Ông Peyman được cựu tống thống Obama vinh danh

Gholam Peyman - cha đẻ phương thức mổ Lasik được sinh ra tại Iran và đã có thời gian học ngành y tại Đức. Sau đó, ông qua Mĩ để nghiên cứu chuyên sâu về ngành này. Ông Peyman theo chuyên ngành các bệnh về mắt, nhưng ông luôn trăn trở về sự liên quan giữa các vấn đề thị lực tới kĩ thuật và dược trị. Ba mối quan tâm này là động lực thúc đẩy Peyman nghiên cứu và tìm ra phương pháp mổ Lasik - công trình được công bố vào năm 1985.

Một số nhà sáng chế dường như “ngủ quên” với phát minh thay đổi thế giới của mình, nhưng đây là điều tuyệt nhiên không bao giờ tồn tại trong suy nghĩ của Peyman. Không chỉ dừng lại với mổ Lasik, ông cũng đã thành công trong việc tìm ra cách quản lý lượng thuốc thông qua nhãn cầu của con nguời. Đây là một phát hiện quan trong trong điều trị các bệnh về mắt. Tuy nhiên, việc phải xuyên một chiếc kim tiêm qua giác mạc có vẻ hơi đáng sợ khiên phần lớn mọi người chọn nhớ tới ông là người đã khám phá phương pháp mổ Lasik.

Bên cạnh đó, ông cũng hoàn thành 10 cuốn sách, cho xuất bản gần 900 bài báo khoa học, nhận được 120 bằng sáng chế, đào tạo hơn 200 bác sĩ vã được cựu tổng thống Hoa Kì Obama vinh danh.

Trận chiến nhãn khoa Canada – Mỹ

would-you-rather-go-blind-or-price-gouge-your-eyes-out-1545238839

 

Trong những năm của thập niên 80, mổ mắt bằng laser đã dần thay thế các phương pháp trước đó. Vào năm 1989, Canada đã chấp nhận phương pháp mổ Lasik trong các bệnh viện và phòng khám tại đất nước này. Bảy năm sau, Mĩ cũng tiến hành việc tương tự. Mặc dù Canada là quốc gia đi đầu trong việc chấp thuận mổ Lasik nhưng Hoa Kì mới thực sự là “ông trùm” của lĩnh vực này. Vì vậy, cuộc chạy đua mổ Lasik cũng đã bùng nổ giữa hai đất nước láng giềng này.

Tuy nhiên, thay vì thực hiện các cuộc phẫu thuật nhằm mang lại thị lực tốt nhất cho bệnh nhân, bác sĩ hai bên đã có một quyết định hết sức “trẻ con” – bôi xấu hình ảnh lẫn nhau. Các bác sĩ nhãn khoa bên Canada các buộc các đồng sự của mình đã đánh mất thị lực của người bệnh. Đáp trả lại, những người đồng nghiệp của họ phía bên kia biên giới lại chỉ trích các bác sĩ Canada có thể đã cố ý làm bệnh nhân bị mù.

Mổ lasik thực sự tốt hay lại là đeo “kính gai” vào mắt?

are-lasik-skeptics-correct-or-just-wearing-thorn-colored-glasses-1545238839

 

Thời điểm giữa năm 2007 và 2015 ghi nhận một biến cố lớn trong phẫu thuật Lasik: số lượng bệnh nhân thực hiện mổ mắt bằng phương pháp này đã giảm tới 50 phần trăm. Không ai biết lý do tại sao. Chủ tịch Hiệp hội phẫu thuật đục thủy tinh thể và tật khúc xạ Hoa Kì đã gọi đây là năm “hoạn nạn” của phẫu thuật mắt Lasik.

Một khả năng có thể kể tới đó là những người đang tìm hiểu về cách thức mổ này đã bị ‘dọa’ bởi hằng hà sa số các câu chuyện đáng sợ trên mạng như phẫu thuật Lasik khiến cho người bệnh bị suy giảm thị lực, làm cho giác mạc lúc nào cũng bị nóng như lửa đốt và thậm chí dẫn tới mù lòa. Thêm vào đó, theo các báo cáo của tiến sĩ Daniel Durrie- FDA, có tới 45 phần trăm người bệnh được khảo sát nói rằng họ gặp phải các vấn đề về thị lực mà trước khi phẫu thuật họ chưa từng mắc.

Tuy nhiên, theo tạp chí Phẫu thuật đục thủy tinh thể và khúc xạ, lại có tới 96% bệnh nhân hài long với kết quả cuộc phẫu thuật. Và thực ra là tạp chí này được điều hành bởi Hiệp hội phẫu thuật đục thủy tinh thể và khúc xạ Hoa Kì, nơi mà tiến sĩ Durrie cũng đang làm việc. Liệu hai kết quả trên đây là do xung đột  lợi ích cá nhân, hay chỉ là tình cờ nhầm lẫn?

Hậu quả thì hiếm nhưng một khi đã mắc thì thật không tưởng

the-rare-but-horrifying-side-effects-1545238839

 

Max Cronin – sinh viên đã phải dừng học đại học và lái xe sau ca phẫu thuật Lasik làm mắt anh đau tới hoảng loạn. Cronin cho biết anh cảm thấy mắt mình như đang bị kim đâm liên tiếp. Một bệnh nhân khác – Paul Fitzpatric trải qua 20 năm đau đón và có lẽ không thể sừng lại sau khi mổ mắt bằng phương pháp này. Nhà thiên văn Jessica Starr đã không còn nhìn rõ những ngôi sao tinh khôi bởi mắt cô luôn bị bao phủ bởi một tầng sương dày đặc. Đáng buồn thay, không chịu được những hành hạ về cả thể xác lẫn tinh thần, cả ba người đều đã tự tử.

Một ca phẫu thuật thành công cũng có thể không cải thiện được tầm nhìn vào ban đêm

even-a-successful-surgery-might-screw-up-your-night-vision-1545238839

 

Mọi người thường có xu hướng cho rằng một cuộc phẫu thuật Lasik thành công có thể mang lại thị lực hoàn hảo cho người phẫu thuật. Tuy nhiên, thực tế lại không như tưởng tượng. Theo tạp chí Nhãn khoa Anh, phẫu thuật Lasik làm giảm các triệu chứng cận và loan thị tại giác mạc. Nhưng kết quả có thể chỉ làm “giảm” chứ không hoàn toàn chấm dứt các tật khúc xạ ở mắt, đặc biệt là vào ban đêm, khả năng nhận thấy ánh sáng của mắt vẫn có thể bị giảm đi. Một cuộc khảo sát tại Anh cho thấy có khoảng 43 phần trăm người phẫu thuật Lasik bị khó nhìn vào buổi tối.

Phẫu thuật Lasik là một loại kích thích cho các vận động viên?

tiger-woods-eye-surgeon-worked-for-the-mcdonalds-of-lasik-1545238839

Golf thủ số một thế giới Tiger Wood đã phẫu thuật Lasik để tăng tầm nhìn thành 20/20

Phẫu thuật Lasik có thể mang lại thị lực 20/20 cho bệnh nhân, tức là một vận đông viên chuyên nghiệp có khả năng nhìn rõ hơn rất nhiều so với những đối thủ của mình. Chính vì vậy, golf thủ Tiger Wook đã quyết định mổ mắt và đạt thị lực 20/15. Trong khi người có thị lực tốt nhìn rõ một vật thể ở khoảng cách xa nhất là 4,5km, với Wood là 6m. Điều này giúp ích golf thủ số 1 thế giới trong việc quan sát các lỗ golf để tính toán độ mạnh và độ xa của cú đánh. Tuy nhiên, có một câu hỏi được đặt ra, liệu việc này có được gọi là “ăn gian” trong thể thao không?

Nhiều vụ loét trợt giác mạc do phẫu thuật nhấn mí

Rùng mình với những mặt trái của phẫu thuật thẩm mỹ

Sáng chế robot phẫu thuật mắt có độ chính xác cao

Việt Hương

Tin khác

Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Ngày 26/4/2024, AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Diễn đàn khoa học và kinh tế toàn cầu năm 2024” do Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu của Ấn Độ (GTTCI India) tổ chức tại Dubai, GS.TS Nguyễn Văn Đệ của Việt Nam đã được Đại học Quốc tế Hoa Kỳ (IAU) trao bằng Viện sĩ danh dự.
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - Ngày 25/4, tại Hà Nội, "Triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo" đã chính thức diễn ra. Chương trình với 20 gian hàng đến từ các đơn vị, doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ trở thành nơi hỗ trợ kết nối, xúc tiến giao dịch công nghệ.
Khoa học Công nghệ 4 ngày trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 5 ngày trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).