SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

Phát triển thành công phương pháp quan sát vật chất tối trong không gian với độ chính xác cao

07:07, 11/11/2020
(SHTT) - Các nhà thiên văn học đến từ Đại học Công nghệ Swinburne của Australia đã tìm ra cách mới để nghiên cứu quầng vật chất tối "vô hình" trong vũ trụ với độ chính xác cao hơn gấp 10 lần so với kỹ thuật đo lực hấp dẫn tốt nhất hiện nay.

Tuy chiếm tới 85% khối lượng trong vũ trụ, vật chất tối là thứ mà chúng ta vẫn không thể được quan sát trực tiếp vì chúng không tương tác với ánh sáng giống như vật chất thông thường. Vì vậy, hiện nay, để nghiên cứu vật chất tối, các nhà thiên văn học phải dựa vào tác động của lực hấp dẫn mà chúng tạo ra, tuy nhiên, phương pháp này có độ chính xác không cao.

thien-ha-bien-dang

Vật chất tối chiếm phần lớn khối lượng của vũ trụ, nhưng do không tương tác với ánh sáng nên chúng ta không  thể quan sát chúng trực tiếp. 

Trong một báo cáo mới trên tạp chí Monthly Notices của Hội Thiên văn Hoàng gia Anh, Gurrii cùng các cộng sự cho biết đã tìm ra một phương pháp mới cho phép "nhìn" gián tiếp các quầng vật chất tối với độ chính xác cao hơn gấp 10 lần so với kỹ thuật đo lực hấp dẫn tốt nhất hiện nay.

Phương pháp này tập trung vào một hiệu ứng được gọi với cái tên thấu kính hấp dẫn yếu, một đặc điểm trong thuyết tương đối rộng của Einstein, trong đó ánh sáng phát ra từ một vật thể bị lệch hướng ở một mức độ nhất định khi đi qua gần các vật thể khác do tác dụng của lực hấp dẫn.

"Vật chất tối sẽ làm biến dạng nhẹ hình ảnh của bất cứ thứ gì phía sau nó, gần giống như việc đọc báo qua đáy ly rượu", Phó giáo sư Edward Taylor, đồng tác giả của nghiên cứu, giải thích.

Gurrii cùng các cộng sự đã sử dụng kính viễn vọng đường kính 2,3m tại Đài thiên văn Siding Spring ở Australia để lập bản đồ các thiên hà có thấu kính hấp dẫn.

dai-thien-van-siding-spring

Đài thiên văn Siding Spring tại Australia 

"Chúng tôi biết các ngôi sao và khí di chuyển như thế nào bên trong các thiên hà nên có thể mô phỏng gần như chính xác thiên hà đó trông như thế nào. Bằng cách đo mức độ méo mó của hình ảnh thiên hà thực, chúng tôi có thể tính toán có bao nhiêu vật chất tối xung quanh nó", Gurri cho biết thêm.

Báo cáo về nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học này trên tạp chí Monthly Notices mới đây cũng cho biết phương pháp mới cho phép "nhìn" gián tiếp các quầng vật chất tối với độ chính xác cao hơn gấp 10 lần so với kỹ thuật đo lực hấp dẫn tốt nhất hiện nay.

Với cách tiếp cận mới, nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ sớm có một bức tranh rõ ràng hơn về vị trí của vật chất tối trong vũ trụ cũng như vai trò của nó đối với sự hình thành của các thiên hà.

Bình An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 20 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, các nhà Khoa học đã tìm ra vật liệu mới mang tên "goldene" (lá vàng mỏng nhất thế giới) hứa hẹn nhiều ứng dụng quan trọng trong biến đổi carbon dioxide và sản xuất hydro.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ngày 26/4/2024, AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Apple sẽ ra mắt bản nâng cấp lớn của iPad Pro và iPad Air sau nhiều năm tại dự sự kiện Let Loose diễn ra vào ngày 7/5 tới.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Qualcomm đã nhận thấy tiềm năng của Ấn Độ trong lĩnh vực thiết kế chip khi bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn của nước này đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, đồng thời công ty cũng đang tận dụng đội ngũ kỹ sư tài năng của Ấn Độ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Diễn đàn khoa học và kinh tế toàn cầu năm 2024” do Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu của Ấn Độ (GTTCI India) tổ chức tại Dubai, GS.TS Nguyễn Văn Đệ của Việt Nam đã được Đại học Quốc tế Hoa Kỳ (IAU) trao bằng Viện sĩ danh dự.