SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

Nhật Bản chế tạo thành công kit xét nghiệm SARS-CoV-2 cho kết quả chỉ trong 20 phút

09:53, 11/04/2020
(SHTT) - Tập đoàn Hệ thống Y Khoa Canon đã phối hợp với Trường Đại Học Nagasaki (Nhật Bản) chế tạo thành công một bộ kit test nhanh SARS-CoV-2 cho kết quả chỉ trong 20 phút với độ chính xác cao.

Theo Nikkei Asia, sau một thời gian làm việc cùng Đại học Nagasaki, Tập đoàn Hệ thống Y Khoa Canon đã phát triển thành công bộ kit test nhanh SARS-CoV-2 có tên gọi Genelyzer. Đây là bộ thuốc thử để xét nghiệm Covid-19 dựa trên kĩ thuật khuếch đại gene, được biết đến với tên gọi "Phương pháp LAMP huỳnh quang".

Đây là thành quả của dự án nghiên cứu ứng dụng thực tiễn của các hệ thống xét nghiệm gene nhanh do Cơ Quan Nghiên Cứu và Phát Triển Y Khoa Nhật Bản (AMED) dẫn đầu.

Trong dự án này, Đại Học Nagasaki đóng vai trò thiết kế và thẩm định đoạn mồi (primer) cho bộ xét nghiệm, thiết kế toàn bộ hệ thống xét nghiệm (bao gồm tách RNA), giám sát quá trình phát triển hệ thống xét nghiệm và thiết lập các quy trình vận hành cho hệ thống xét nghiệm. Tập doàn Hệ thống Y Khoa Canon chịu trách nhiệm cung cấp hệ thống xét nghiệm như một phần dự án nghiên cứu của chính phủ Nhật Bản.

GettyImages-1212602523-1-e1585579846248

 

Quy trình hoạt động của Genelyzer bao gồm tách RNA từ virus, sau đó khuyếch đại chúng bằng một đoạn mồi (primer) gắn vào RNA của chủng coronavirus mới và chất phản ứng khuếch đại. 

Yếu tố huỳnh quang dò gene khuếch đại đẳng nhiệt sau đó được dùng để giám sát sự gia tăng huỳnh quang theo thời gian thực khi quá trình khuếch đại tiến triển. Ở phương pháp này, sự có mặt của virus corona mới trong mẫu bệnh phẩm lấy từ bệnh nhân có thể được phát hiện trong 20-30 phút sau khi tách RNA.

Ở các mẫu thử dương tính, hệ thống xét nghiệm có thể phát hiện ít nhất 15 bản sao gene của virus trên một phản ứng trong vòng khoảng 10 phút với độ nhạy 100%. Toàn bộ quy trình xét nghiệm, từ khâu lấy mẫu đến việc thu kết quả chỉ trong vòng 40 phút, nhanh hơn so với các phương pháp xét nghiệm gen truyền thống.

Được biết, Genelyzer đã thông qua khâu thẩm định của Bộ Y Tế, Lao Động và Phúc Lợi Nhật Bản và Viện Bệnh Truyền Nhiễm Quốc Gia Nhật Bản với độ đặc hiệu 100% và độ nhạy 90%. Sản phẩm cũng được chứng nhận đủ điều kiện để phục vụ công tác chống dịch bệnh tại Nhật nhưng vẫn chưa được phép bán ra thị trường.

Nhằm tận dụng khả năng xét nghiệm nhanh của hệ thống, Tập đoàn Hệ thống Y khoa Canon sẽ tiếp tục đánh giá ứng dụng thực tiễn của hệ thống này trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và các biện pháp kiểm soát biên giới tại các cơ sở y tế, sân bay, và các địa điểm khác cần xét nghiệm ngay trong ngày.

Tập đoàn Hệ thống Y khoa Canon hy vọng hệ thống xét nghiệm sẽ được sử dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế Nhật Bản nhằm kiểm soát sự lây lan của virus corona chủng mới. Đồng thời, mục tiêu của tập đoàn là đóng góp vào sự phát triển các phương pháp hiệu quả chống lại sự lây lan của bệnh truyền nhiễm ở tất cả mọi nơi trên thế giới bằng hệ thống xét nghiệm gen nhanh được phát triển tại Nhật Bản.

Hiện đã có hơn 120 quốc gia đã đề nghị Hàn Quốc bán hoặc viện trợ nhân đạo bộ thử xét nghiệm SARS-CoV-2 mà nước này chế tạo.

Bảo An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 18 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, các nhà Khoa học đã tìm ra vật liệu mới mang tên "goldene" (lá vàng mỏng nhất thế giới) hứa hẹn nhiều ứng dụng quan trọng trong biến đổi carbon dioxide và sản xuất hydro.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ngày 26/4/2024, AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Apple sẽ ra mắt bản nâng cấp lớn của iPad Pro và iPad Air sau nhiều năm tại dự sự kiện Let Loose diễn ra vào ngày 7/5 tới.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Qualcomm đã nhận thấy tiềm năng của Ấn Độ trong lĩnh vực thiết kế chip khi bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn của nước này đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, đồng thời công ty cũng đang tận dụng đội ngũ kỹ sư tài năng của Ấn Độ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Diễn đàn khoa học và kinh tế toàn cầu năm 2024” do Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu của Ấn Độ (GTTCI India) tổ chức tại Dubai, GS.TS Nguyễn Văn Đệ của Việt Nam đã được Đại học Quốc tế Hoa Kỳ (IAU) trao bằng Viện sĩ danh dự.